Hủy
Công Nghệ

Ra mắt sách vật lý số về Nghê Văn Miếu đầu tiên ở Việt Nam

Thứ Sáu | 19/01/2024 07:30

Đây là sách vật lý số về Nghê Văn Miếu nằm trong dự án do Trung tâm Thông tin UNESCO (UNET) và Công ty Phygital Labs thực hiện.
 

Cuốn sách mang tên “Nghê nơi cửa Khổng sân Trình” là công trình nghiên cứu Nghê, một linh thú thuần Việt đang canh giữ không gian thiêng liêng của Văn Miếu Quốc Tử Giám tại Hà Nội.

Để câu chuyện về linh vật này đến gần hơn với người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế, công trình được định danh số, tạo ra cuốn sách vật lý số đầu tiên tại Việt Nam bằng cách sử dụng công nghệ Nomion chuyển đổi cuốn sách “Nghê nơi cửa Khổng sân Trình” thành sách điện tử, được lưu giữ và bảo mật bằng công nghệ blockchain cùng chip RFID. 

Theo đó khi người sử dụng dùng smartphone tương tác với chip RFID gắn trên tượng Nghê Văn Miếu, là vật phẩm được đúc bằng đồng thau, theo nguyên mẫu của Nghê đang chầu trên cột tứ trụ của Văn Miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long. Để gia tăng tính trải nghiệm, thể hiện tính độc bản, nội dung sách này chỉ truy cập được khi tương tác với chip RFID gắn trên tượng Nghê Văn Miếu. 

“Nghê là một tượng đồng hay là một cuốn sách? Nếu Nghê chỉ hiện diện trong những trang sách, nó có thể sẽ chung số phận với nhiều thứ mà giờ chỉ còn trong trang sách, nếu Nghê chỉ tồn tại dưới dạng một bức tượng, nó có thể trở thành một món đồ trưng bày mang ý nghĩa trang trí mà người ta không biết phải trân trọng nó vì lý do gì. Công nghệ đã cho chúng ta câu trả lời”, ông Đinh Đức Hoàng, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Thông tin UNESCO chia sẻ.

Được biết, đây là chuỗi hoạt động nằm trong dự án Ứng dụng công nghệ vật lý số nâng tầm giá trị di sản do Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam chủ trì. Bước đầu của dự án là chiến dịch “Tầm Chân” do Trung tâm Thông tin UNESCO (UNET) và Công ty Phygital Labs thực hiện.

Theo đó, mạng lưới các học giả của dự án sẽ tìm kiếm các giá trị văn hóa truyền thống có nguy cơ bị mai một kết hợp với đội ngũ chuyên gia văn hóa do UNET sẽ tập hợp, thực hiện các nghiên cứu hiện vật hay những giá trị văn hóa. Từ đây các giá trị này được lưu giữ và truy cập dễ hơn nhờ ứng dụng công nghệ định danh số Nomion do Phygital Labs cung cấp.

Ông Huy Nguyễn, Giám đốc Điều hành Phygital Labs không chỉ có Nghê Văn Miếu, bởi các di sản đều có thể trở thành nguồn lan tỏa tri thức, quảng bá văn hóa và nâng cao giá trị. Do đó, UNET và Phygital Labs sẽ tiếp tục ứng dụng công nghệ vật lý số để tạo nên những tài sản số được chứng thực, mang tính độc bản cho những di vật, di sản và di tích của Việt Nam. 

“Tôi kỳ vọng giải pháp công nghệ của chúng tôi được ứng dụng rộng rãi để không chỉ Nghê Văn Miếu mà nhiều di sản văn hóa Việt giàu giá trị khác đều có những phiên bản số xứng tầm, đóng góp tích cực vào nền kinh tế số”, ông Huy Nguyễn nói.


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới