Hủy
Công Nghệ

Thương mại điện tử Trung Quốc sắp vượt Mỹ

Thứ Bảy | 15/12/2012 13:49

Số thuê bao Internet và điện thoại tăng, thu nhập cao, làn sóng hàng ngoại ào ạt đổ bộ khiến thương mại điện tử nước này tăng trưởng mạnh và có thể vượt Mỹ năm 2016.
 

Grace Tng mua mọi thứ mìnhcần trên mạng, từ hàng tạp hóa đến mỹ phẩm. Cô cảm thấy việc này thuận tiện hơn rất nhiều so với đira cửa hàng. Tng cho biết: "Tại Trung Quốc, mọi thứ đều có thể tìm thấy trên mạng. Thượng Hải khôngcó nhiều cửa hàng ven đường, vì thế, tôi không thể mua được hết đồ mình cần trong cùng một nơi. Muasắm online tiện lợi hơn rất nhiều".

Tng chỉ là một trong hàngtriệu người dân Trung Quốc ưa chuộng loại hình mua sắm này. Thị trường thương mại điện tử tại đâyhiện trị giá 64 tỷ USD. Số thuê bao Internet và điện thoại tăng, cùng với việc thu nhập tăng cao vàlàn sóng hàng ngoại đổ bộ vào Trung Quốc đã khiến thương mại điện tử nước này tăng trưởngmạnh.

Tmall thuộc sở hữu củaAlibaba Group - công ty Internet số hai Trung Quốc. Trên thực tế, website này đã vượt qua eBay tạimảng đấu giá online. Doanh thu của Tmall được dự báo đạt 32,45 tỷ USD năm 2012, cao hơn nhiều sovới eBay là 27,7 tỷ USD.

Theo công ty nghiên cứuEuromonitor International Tmall, website mua sắm B2C (doanh nghiệp bán hàng cho người dân) sẽ vượtAmazon của Mỹ để trở thành nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới năm 2016. Doanh thu của Tmallđược dự đoán là 100 tỷ USD năm đó, trong khi của Amazon là 94 tỷ USD.

Lamine Lahouasnia, nhà phântích cấp cao tại Euromonitor London cho biết: "Vấn đề là Tmall mới chỉ hoạt động tại Trung Quốc vàchưa từng mở rộng ra nước ngoài". Trong khi đó, trên 50% doanh thu của Amazon là từ thị trường quốctế.

Tmall kiểm soát 50% thịtrường mua sắm online của Trung Quốc và đang tiến ra Hong Kong, Đài Loan, Họ hiện có hơn 1 triệungười dùng tại Hong Kong và 500.000 người tại Đài Loan.

Theo Euromonitor, Trung Quốcđóng góp 12% doanh thu internet toàn cầu. Trong khi đó, Mỹ chiếm tới hơn một phần ba. Zeng Ming -Giám đốc chiến lược tại Alibaba - công ty mẹ của Tmall và Taobao, cho biết mục tiêu tiếp theo củahọ là Đông Nam Á.

Cùng với Tmall, website mua sắm onlineTaobao cũng là "con gà đẻ trứng vàng" của Alibaba. Ảnh:WSJ

Theo Lahouasnia, khu vực nàycó cộng đồng người Trung Quốc rất lớn. Họ sẽ quen với thương hiệu Tmall hơn là người phương Tây.Howe Choon Tang, một nhà thiết kế đồ họa 37 tuổi cho biết: "Amazon chắc chắn đem lại cho tôi cảmgiác chuyên nghiệp hơn, nhưng giá ở đây rẻ hơn nhiều".

Kirk Lau mua sắm online mỗituần một lần. Anh cho biết: "Tôi không phải mặc cả, vì tất cả giá đều được niêm yết trên mạng rồi.Họ cần phải để mức giá cạnh tranh nhất. Tiền vận chuyển thường là khoảng 8 NDT - 10 NDT. Đi tàuđiện ngầm cũng mất từng ấy mà thôi".

Giới phân tích cho biết mảngmua sắm online của Trung Quốc vẫn trong giai đoạn sơ khai. Thị trường bán lẻ trực tuyến nước nàymới chỉ chiếm 5% doanh thu bán lẻ cả nước. Trong khi đó, tỷ lệ này tại Mỹ là 10%. Theo hãng kiểmtoán PwC, thu nhập tăng lên và thiếu cửa hàng bán lẻ lớn đã đẩy nhu cầu mua sắm online tại cácthành phố nhỏ ở Trung Quốc tăng vọt.

Tháng 11, Alibaba công bố lãiquý II tăng gần gấp đôi cùng kỳ với 273 triệu USD. Tuy ông không nói chi tiết đóng góp của Tmall vàTaobao, giới phân tích vẫn cho rằng đây chắc chắn là những con gà đẻ trứng vàng của Alibaba. Trongkhi đó, Amazon lại thông báo lỗ quý đầu tiên trong 5 năm với 274 triệu USD quý III.

Tuy nhiên, Jinkyu Yoon - giámđốc bộ phận Nghiên cứu Internet châu Á tại Nomura lại cảnh báo các nhà đầu tư về việc đặt cược vàolĩnh vực này. Yoon nói: "Chắc chắn là thương mại điện tử vẫn đang ở giai đoạn đầu. Nhưng nó khôngcó nghĩa là các nhà đầu tư có thể đạt lợi nhuận cao, vì rất nhiều công ty ở đây có thể không có lợinhuận trong dài hạn".

Các website phổ biến ở TrungQuốc như Tmall hay 360buy.com đang ngày càng cạnh tranh quyết liệt. Vì thế, họ phải chi rất nhiềucho marketing để giành thị phần và gây sức ép lên lợi nhuận.

Theo Lahouasnia, một nguyênnhân khác là hàng giả ngày càng được bán tràn lan trên mạng. Việc đó đã làm giảm sút niềm tin củacác nhà đầu tư, khiến các hãng bán lẻ phải tách khỏi những nơi có hàng giả và tự lập website chomình. Hãng thời trang Tây Ban Nha Zara đã mở website tiếng Trung đầu tiên vào tháng 9 để bán hàngtrực tiếp, thay vì thông qua Tmall như nhiều nhãn hiệu phương Tây khác.

Dù có khả năng mua phải hànggiả, nhưng Tang cho biết anh vẫn cảm thấy mua trên các website này là tốt hơn. Anh nói: "Kỳ vọngcủa tôi khi mua hàng trên Taobao thấp hơn nhiều. Vì thế, tôi cũng không cảm thấy quá tệ khi muaphải hàng kém chất lượng".

Nguồn CafeF


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới