Hủy
Công Nghệ

Tốc độ phát tán tin giả nhanh gấp 6 lần tin thật trên mạng xã hội

Huy Khang Thứ Sáu | 16/03/2018 16:16

Techtimes

Mỗi ngày có đến hàng ngàn thứ được cập nhật trên mạng xã hội, tuy nhiên tin tức giả mạo luôn lây lan với tốc độ cực nhanh so với tin thật.
 

Vào cuối tháng 4/2013, tài khoản Twitter của Associated Press bị hack và đã gây làn sóng theo dõi mạnh mẽ sau khi tweet rằng một vụ nổ tại Nhà Trắng đã làm Tổng thống Barack Obama bị thương. Nó ngay lập tức thu được hơn 4.000 lượt xem và trở thành một trong những tweet đắt giá nhất trong lịch sử sau khi làm giá cổ phiếu giảm mạnh. Phải đến khi tweet được xác nhận là giả mạo thì thị trường chứng khoán mới có dấu hiệu phục hồi. Tuy vậy, thiệt hại trong vụ việc này được ước tính đã lên đến con số 130 tỷ USD.

Toc do phat tan tin gia nhanh gap 6 lan tin that tren mang xa hoi
 

Tin tức giả đem đến hậu quả nghiêm trọng cho thị trường chứng khoán

Sự cố này được trích dẫn lại trong nghiên cứu gần đây của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Trong bài nghiên cứu này, các chuyên gia đã thống kê có 126.000 câu chuyện được tweet bởi khoảng 3 triệu tài khoản từ năm 2006 đến 2017. Các nhà nghiên cứu Soroush Vosoughi, Deb Roy và Sinan Aral nhận thấy rằng những tin tức giả mạo có tốc độ lây lan nhanh và retweet nhanh hơn nhiều những câu chuyện có thật.

Tin tức giả mạo có thể thu hút 1.000 đến 100.000 người dùng Twitter quan tâm trong khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, các câu chuyện có thật hoặc đã được xác minh phải mất hơn gấp 6 lần khoảng thời gian trên để đạt được 1.500 lượt quan tâm. Họ cũng lưu ý rằng tin tức giả mạo được người dùng nhắc lại nhiều hơn các chương trình truyền hình.

Nghiên cứu của các chuyên gia ghi nhận rằng “Sự giả dối lan rộng hơn, xa hơn, nhanh hơn và sâu hơn sự thật trong tất cả các loại thông tin…”. Đặc biệt, các tin tức giả mạo về chính trị được quan tâm nhiều hơn so với tin sai về khủng bố, thiên tai, khoa học hoặc thông tin tài chính.

Cách thức hoạt động của tin tức giả mạo

Thật vậy, tin tức giả mạo là một thách thức lâu dài và khó khăn đối với các chính phủ, tổ chức và cá nhân. Năm nay, trên thực tế, chiến dịch tung tin tức giả được giới chuyên gia dự đoán sẽ tiếp tục diễn ra, cùng với các chiến dịch tuyên truyền và tống tiền trực tuyến. Ngoài ra, tội phạm công nghệ cao cũng sẽ sử dụng các cách thức mới và phong phú hơn nữa để lây lan tin tức giả mạo.

Để minh họa thêm cho điều này, Trend Micro đã đưa ra kết quả của nghiên cứu vào tháng 6/2017. Trong đó, Trend Micro đã xem xét mạng Twitter của thẻ #MacronLeaks. Nghiên cứu cho thấy chiến dịch này có một cộng đồng độc nhất bao gồm “các chuyên gia”, người quan tâm, người theo dõi và người hưởng ứng theo phong trào hoặc cũng có thể là “công cụ” tăng lượt theo dõi. Trên Twitter, các chiến dịch quảng cáo giả mạo thường liên quan đến các luồng dư luận đang theo dõi sự kiện quan trọng hoặc người hâm mộ và anti-fan của người nổi tiếng.

Toc do phat tan tin gia nhanh gap 6 lan tin that tren mang xa hoi
 

Tin tức giả mạo hoạt động theo sơ đồ hình kim tự tháp với nhiều công cụ hỗ trợ để phát tán tới người dùng.

Lạm dụng nền tảng phương tiện truyền thông xã hội như Twitter chỉ là đỉnh của tảng băng trôi. Các chuyên gia về an ninh mạng còn tìm thấy một chợ đen trao đổi tin tức giả mạo khổng lồ. Ví dụ, tin tức với mục đích làm mất danh dự và khiến một nhà báo “im lặng” có thể tốn 55.000 USD, trong khi tạo ra một người nổi tiếng với 300.000 người theo dõi trong vòng 1 tháng có thể lên đến 2.600 USD. Thế giới ngầm ở Nga đang sử dụng “một cộng đồng lớn” để phân phối tin tức giả mạo với mục đích kinh doanh.

Suy nghĩ trước khi Retweeting

Ngoài các hướng dẫn đã đăng tải dành cho người dùng, Twitter còn có các chính sách quy định dành cho các nhà phát triển ứng dụng của bên thứ ba. Đặc biệt, Tweeter nhắm tới việc chống lại sự tự động hóa tweet và các hoạt động liên quan để làm kênh phân phối tin tức giả mạo. Twitter, cùng với Facebook và Google cũng đang tìm cách chống lại tin tức giả mạo, bao gồm các chỉ số tin cậy cho phép người dùng kiểm chứng tính xác thực của nội dung mà họ đã lưu trữ.

Toc do phat tan tin gia nhanh gap 6 lan tin that tren mang xa hoi
 

Bạn nên chọn lọc khi đọc tin tức trên mạng xã hội

Twitter cũng cho biết sẽ tiếp tục hợp tác với các chuyên gia để phát triển cơ chế “kiểm tra chất lượng” để tạo môi trường tốt hơn cho các bình luận công khai. Twitter vẫn đang tiếp tục cung cấp dữ liệu nghiên cứu cho Viện công nghệ Massachusetts (MIT).

Ngày nay, khi muốn cập nhật tin tức trên mạng xã hội, người dùng và độc giả nên chủ động tìm hiểu cách thức kiểm tra độ xác thực của thông tin, đọc một cách có chọn lọc và nên “xem xét kĩ” trước khi retweet hoặc repost một tin tức trừ các trang mạng xã hội, các nguồn tin không đáng tin cậy. 

Nguồn Techtimes


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới