Hủy
Doanh Nghiệp

Giải pháp nào cho sân bay Việt Nam giảm thải khí carbon, hướng đến phát triển bền vững?

Hoàng Kim Thứ Ba | 07/05/2024 19:00

Ngành hàng không là một trong những ngành tiêu tốn năng lượng hàng đầu trong các ngành hàng khác.

Xây dựng sân bay đảm bảo tính bền vững và giảm thải carbon trở thành bài toán lớn khi Việt Nam đặt mục tiêu hình thành 33 sân bay vào năm 2050.
 

Trong đó, vấn đề về năng lượng là yếu tố được ưu tiên hàng đầu cần giải quyết để ngành hàng không bay “xanh” hơn. 

Xây dựng sân bay theo hướng bền vững là điều kiện tất yếu để thúc đẩy sự phát triển của ngành hàng không.
Xây dựng sân bay theo hướng bền vững là điều kiện tất yếu để thúc đẩy sự phát triển của ngành hàng không.

Sân bay xanh: Điểm đến tất yếu của ngành hàng không

Theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không của Bộ Giao thông Vận tải, năm 2050, Việt Nam hướng đến mục tiêu sở hữu 33 sân bay trên cả nước. Thị trường hàng không trong nước được đánh giá sở hữu nhiều tiềm năng khi nhu cầu di chuyển hàng không của người dân nội địa và quốc tế ngày càng tăng. Theo dự báo của Cục HKVN, năm 2024, Việt Nam sẽ có tổng nhu cầu vận chuyển hành khách bằng đường hàng không ước tính khoảng 84,2 triệu khách, tăng 15% so với năm 2023. 

Các cảng hàng không được xem là cửa ngõ kết nối với thế giới, gắn liền với nhiều yếu tố kinh tế và xã hội. Do đó, việc hoàn thiện 33 sân bay sẽ góp phần tạo cơ hội việc làm và hỗ trợ du lịch đất nước. Tuy nhiên, một sân bay lớn có thể sử dụng năng lượng gần ngang với 1 thành phố có 100.000 dân, và lượng CO2 phát thải tại sân bay chiếm đến 2% tổng lượng phát thải CO2 năm 2022, theo IEA, Cơ quan Năng lượng quốc tế. Bằng việc chú ý đến tính bền vững trong xây dựng và vận hành ở các sân bay thông qua việc triển khai và áp dụng các giải pháp năng lượng xanh, sân bay có thể cải thiện các giá trị về kinh tế, xã hội và môi trường, cũng như thu hút được các nhà đầu tư chuộng các dự án bền vững và tạo thiện cảm cho khách du lịch. 

Dự án sân bay quốc tế Long Thành được đánh giá là một ví dụ điển hình trong việc xây dựng một sân bay theo hướng bền vững, hướng đến mục tiêu Net Zero. Sân bay được thiết kế theo hướng ưu tiên sử dụng các hệ thống năng lượng tái tạo, chọn lựa các thiết bị "xanh", cũng như áp dụng các giải pháp quản lý năng lượng tốt nhất để tính toán kỹ lưỡng nhằm giảm lượng phát thải carbon trong toàn bộ vận hành. 

Giải pháp “xanh hóa” sân bay từ Schneider Electric

Là chuyên gia hàng đầu thế giới về quản lý năng lượng và có kinh nghiệm hỗ trợ nhiều sân bay khắp thế giới, Schneider Electric hiểu rõ đâu là giải pháp phù hợp và hiệu quả để đảm bảo xây dựng nên một sân bay xanh và bền vững. “Chúng tôi luôn sẵn sàng nguồn lực và công nghệ tiên tiến để đồng hành cùng ngành hàng không hiện đại hóa hạ tầng, xây dựng sân bay xanh với tính năng bền vững và giảm phát thải carbon”, đại diện Schneider Electric cho biết.

Mang đến những giải pháp tốt nhất đáp ứng mọi nhu cầu và thúc đẩy sự phát triển bền vững luôn là ưu tiên của Schneider Electric.
Mang đến những giải pháp tốt nhất đáp ứng mọi nhu cầu và thúc đẩy sự phát triển bền vững luôn là ưu tiên của Schneider Electric.

Đáp ứng tầm nhìn về việc tạo ra các sân bay xanh, Schneider Electric có hệ thống HVAC (sưởi ấm, thông gió và điều hòa không khí) tối ưu và hiện đại mới. HVAC tiêu thụ đến 50% năng lượng của một sân bay, việc cải tiến hệ thống này sẽ giúp tiết kiệm và đảm bảo điện năng hoạt động bền vững. Đơn cử khi nhà ga số 4 tại sân bay JFK của New York (Mỹ) cải tiến hệ thống HVAC, Ban Quản lý sân bay này báo cáo đã tiết kiệm được gần 1,6 triệu USD với giải pháp được kết nối và số hóa của Schneider Electric. Công nghệ IoT của hệ thống, như cảm biến và đo sáng, cung cấp thông tin cập nhật theo thời gian thực về hiệu suất hệ thống, cho phép giám sát dựa trên tình trạng, thói quen sử dụng và phân tích dự đoán để giữ cho hệ thống HVAC hoạt động xuyên suốt và ở trạng thái tối ưu. 

Schneider Electric còn có hệ thống EcoStruxure Power giám sát và điều khiển các thiết bị điện, giúp duy trì thời gian hoạt động và giảm chi phí năng lượng. Tập đoàn còn kết hợp hệ thống trên với giải pháp Wonderware, tiền thân của giải pháp Unified Operations Center - UOC, cung cấp bởi AVEVA - công ty hàng đầu thế giới về phần mềm công nghiệp, cung cấp môi trường điều khiển, xử lý cho hơn một triệu tín hiệu và điều khiển 250 thang cuốn, bãi đỗ máy bay, thang máy, thang băng truyền, 1.300 bảng điện thứ cấp, 26 máy biến áp trung tâm… và hỗ trợ giám sát hệ thống vận chuyển hành lý tự động cho một sân bay lớn tại Tây Ban Nha, giúp sân bay phục vụ 35 triệu hành khách và xử lý 96.000 tấn hàng hóa mỗi năm.

Các giải pháp của Schneider Electric, trong đó có EcoStruxure, mới đây cũng được ra mắt để phục vụ lộ trình sở hữu 220 sân bay vào năm 2025 của Ấn Độ.
Các giải pháp của Schneider Electric, trong đó có EcoStruxure, mới đây cũng được ra mắt để phục vụ lộ trình sở hữu 220 sân bay vào năm 2025 của Ấn Độ.

Ngoài ra, để đạt được lộ trình Net Zero vào 2050, Schneider Electric còn cung cấp giải pháp điện hoá phục vụ cho quá trình xanh hoá sân bay như giải pháp quản lý sạc điện và giải pháp lưới điện siêu nhỏ Microgrid giúp tối ưu hóa chi phí năng lượng cho sân bay. Khi sử dụng, hệ thống sẽ ưu tiên nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió, lưu trữ... trong vận hành, giảm thải carbon do dùng điện từ lưới hoặc máy phát.

Nhìn chung, các giải pháp và công nghệ của Schneider Electric đã và đang được nhiều quốc gia đánh giá cao vì gắn với xu thế cắt giảm phát thải ròng, tương lai của ngành hàng không.


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới