Tỷ phú Thái Charoen tăng mua Vinamilk, nhắm đến Sabeco
The Straits Times
F&N Dairy Investment PTE Ltd, cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam –Vinamilk (VNM) vừa thông báo đăng ký mua vào hơn 21,76 triệu cổ phiếu VNM. Theo đó, giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 8/12 đến 5/1/2018 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.
Nếu việc mua vào thành công, cổ đông trên sẽ nâng sở hữu tại VNM từ hơn 237,48 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 16,36% lên 259,3 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 17,86%. Trước đó, từ ngày 06/11 đến 05/12, F&N Dairy Investment cũng đăng ký mua vào hơn 21,76 triệu cổ phiếu VNM, nhưng kết quả chỉ mua được hơn 4,73 triệu cổ phiếu để nắm giữ 16,36% vốn của VNM nói trên.
Con trai và con gái của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi hiện nay đang điều hành ThaiBev (giá trị vốn hóa 4 tỉ USD, 40% thị phần, sở hữu Fraser & Neave - F&N) và TCC Land (thuộc TCC Group, 60.000 nhân công, đa ngành thực phẩm, nông nghiệp, tài chính bảo hiểm).
Nhiều năm qua, gia tộc này đã đầu tư vào một số thương hiệu lớn của Việt Nam theo nhiều tỉ lệ sở hữu khác nhau: Vinamilk (sở hữu hơn 16%), Metro Cash & Carry (100%), Phú Thái (65%), Khách sạn Melia Hà Nội (65%) và chuỗi cửa hàng tiện lợi B’Mart.
→Đua với JC&C, F&N đăng ký mua thêm gần 22 triệu cổ phiếu VNM
→F&N lãi gần 1,2 tỷ đôla Singapore nhờ đầu tư vào cổ phiếu Vinamilk
Gia tộc Charoen đang đặt nhiều tham vọng vào việc tăng sở hữu trong Vinamilk, lên gần 18% được thông qua vào đầu năm 2018 (F&N của Charoen hiện nay là cổ đông lớn thứ hai tại Vinamilk và đang đăng ký mua thêm cổ phiếu để tăng tỉ lệ sở hữu). Đồng thời, gia đình tỷ phú Thái cũng đang được coi là ứng cử viên sáng giá trong thương vụ mua cổ phần của Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco - mã SAB), đang chiếm 40,9% thị phần bia Việt Nam.
Nếu điều này xảy ra cũng đồng nghĩa với việc hai công ty mạnh nhất ngành nước uống thuộc sở hữu Nhà nước là Vinamilk và Sabeco đều có sự hiện diện của gia tộc người Thái gốc Hoa này.
Thị trường bia Việt Nam đang rất tiềm năng với tốc độ tăng trưởng sản lượng tiêu thụ cao (2000-2014: 8,4% CAGR) nhờ vào thu nhập tăng trưởng nhanh và dân số trẻ. Kỳ vọng thu nhập đang tăng cũng là một yếu tố thúc đẩy ngành khi tiêu thụ bia phụ thuộc vào mức giá và thu nhập của người tiêu dùng.
Dù người Việt ngày càng chi tiêu nhiều hơn cho các dòng bia cao cấp, nhưng chi tiêu bia trên thu nhập ở Việt Nam hiện nằm ở mức tương đối thấp so với các nước khác trong khu vực. Cụ thể, mức chi tiêu cho 0,5 lít bia ở Việt Nam chiếm 0,58% thu nhập/tháng, so với mức 0,9% và 1,04% của Thái Lan và Malaysia. Việt Nam đã chính thức lọt vào Top 10 thị trường lớn nhất thế giới xét về dung lượng bia tiêu thụ. Dự báo, năm 2017, thị trường bia Việt Nam sẽ cán mốc tiêu thụ 4 tỉ lít.
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Trực Thanh
-
Nguyễn Mai
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Hằng Nguyễn