Hủy
Kinh Doanh

Giàn khoan Trung Quốc trên biển Việt Nam phục vụ ý đồ chính trị

Thứ Tư | 07/05/2014 21:11

Giàn khoan dầu khí của tập đoàn dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) hạ đặt trái phép trên vùng biển Việt Nam không phải vì động cơ thương mại.
 

Tàu Trung Quốc (phải) hung hăng dùng vòi rồng công suất cao phun nước vào tàu Cảnh sát biển ViệtNam ngày 3.5 khi tàu Việt Nam đang kiểm tra, ngăn chặn hoạt động trái phép của giàn khoan TrungQuốc trên vùng biển Việt Nam - Ảnh: Cảnh sát biển, Kiểm ngư biển Việt Nam cung cấp

Một viên chức dầu khí Trung Quốc nói với hãng tin Reuters ngày 7.5 rằng giàn khoan dầu khí của tập đoàn dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) hạ đặt trái phép trên vùng biển Việt Nam không phải vì động cơ thương mại, mà là quyết định mang tính chính trị của chính phủ Trung Quốc.

Viên chức này, không nêu tên vì tính nhạy cảm của vấn đề, nhận định: "Điều này phản ánh ý chícủa chính quyền trung ương Trung Quốc và cũng liên quan đến chiến lược của Mỹ ở châu Á. Đókhông phải là động thái mang tính thương mại, và cũng không giống như CNOOC đã thiết lập một kếhoạch chi tiết khai thác trong khu vực".

Trong cuộc họp báo quốc tế tại Hà Nội chiều 7.5, ông Đỗ Văn Hậu, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khíQuốc gia Việt Nam (PVN) cho biết khu vực này chưa có phát hiện thương mại nào có thể khai thác dầukhí, đây là lần đầu tiên có hoạt động thăm dò dầu khí. PVN đã nhiều lần tiến hành thăm dò nhưngchưa khoan. PVN đã gửi thư cho Chủ tịch và Tổng giám đốc CNOOC phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấmdứt việc khoan thăm dò và rút giàn khoan khỏi vùng biển Việt Nam.

Cũng tại cuộc họp báo, ông Ngô Ngọc Thu, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng, Bộ Tư lệnh cảnh sát biểncho biết, Trung Quốc đã đưa đến hiện trường 80 tàu các loại để bảo vệ, phục vụ hoạt động giàn khoanHD 981, trong đó có 7 tàu quân sự đã nắm và ghi rõ số hiệu 2 tàu, tàu hộ vệ tên lửa 534, tàu tấncông nhanh 733 cùng các tàu hải giám, hải cảnh, ngư chính, tàu cá, tàu phục vụ khác.

Khi các tàu của Việt Nam ra kiểm tra, ngăn chặn hoạt động trái phép của giàn khoan, tàu TrungQuốc với sự hỗ trợ của máy bay đã đâm thẳng vào tàu Việt Nam, dùng vòi rồng công suất lớn nhắmthẳng vào tàu Việt Nam, khiến tàu bị hư hỏng thiết bị, gây thương tích cho các kiểm ngư viên.

Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam. Các hoạt động xâm phạm củaTrung Quốc nằm trên tuyến hàng hải đi qua vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đe dọa đến an ninhhàng hải, làm ảnh hưởng đến hoạt động của các quốc gia khác.

Hành động hung hăng của tàu Trung Quốc (trái) với tàu Việt Nam lại tái diễn ngày 4.5

Trong khi đó, tại Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh đã ngangngược nói Việt Nam can thiệp vào hoat động thăm dò dầu khí của Trung Quốc, nhưng không đưa ra chitiết, theo báo Wall Street Journal.

Về phản ứng của Mỹ với vấn đề giàn khoan của Trung Quốc trên vùng biển Việt Nam, bà Hoa nói: "Mỹkhông có quyền phản đối các hoạt động của Trung Quốc trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc".

Sáng 7.5, cảnh sát biển Philippines bắt 1 tàu cá cùng 11 thủy thủ Trung Quốc do đánh bắt bất hợppháp trên vùng biển mà Philippines tuyên bố là đặc quyền kinh tế ở bãi Trăng Khuyết ở quần đảoTrường Sa. Trên tàu này lúc bị bắt có 350 con rùa quý hiếm.

Những căng thẳng trên Biển Đông xảy ra không lâu sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm châu Ávà cam kết bảo vệ các đồng minh, bao gồm Nhật và Philippines, trong các tranh chấp lãnh thổ vớiTrung Quốc.


Vụ việc lại tiếp tục vào ngày 5.5

Nhiều lần tàu Trung Quốc ngang ngược chủ động đâm vào tàu Việt Nam

Một tàu Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm vỡ mạn tàu

Mũi một tàu Trung Quốc cũng bị hỏng sau khi đâm vào tàu của ta

Nguồn Tin Nóng


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới