Hủy
Kinh Doanh

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong hoạt động chuyển đổi số quốc gia

Thái Bình Thứ Hai | 28/12/2020 15:28

Chương trình Diễn đàn giáo dục Đổi mới sáng tạo trên nền tảng CNTT – Education Exchange (E2) Việt Nam 2020

Giáo dục luôn là lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu trong chương trình Chuyển đổi số Quốc gia.
 

Giáo dục luôn là lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu trong chương trình Chuyển đổi số Quốc gia nhằm đào tạo những công dân Việt Nam có kiến thức, kỹ năng chuyển đổi số đáp ứng xu hướng chuyển đổi số toàn cầu.

Ưu tiên hàng đầu trong xu hướng chuyển đổi số toàn cầu

Trong quá trình cách mạng hóa các ngành công nghiệp, sáng tạo lại sản phẩm, định nghĩa lại dịch vụ và định hình lại cách làm việc của con người, chuyển đổi số là một động lực không thể thiếu. Đứng trước những tác động mạnh mẽ khi áp dụng công nghệ vào hầu hết các hoạt động của con người, Klaus Schwag, người sáng lập Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã gọi đây là cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư.

Tại Việt Nam, để “chuyển động” cùng xu hướng này, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” vào ngày 03/06/2020. Theo đó, Giáo dục là 1 trong 8 ngành, lĩnh vực cần được ưu tiên chuyển đổi số trước, bởi nhiệm vụ chính là đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai hay thế hệ học sinh, sinh viên hiện tại.

“Ngành Giáo dục rất quan tâm tới việc đào tạo những công dân Việt Nam có kiến thức, kỹ năng chuyển đổi số để trở thành công dân toàn cầu. Chính vì vậy, chuyển đổi số được ngành xác định là khâu đột phá, nhiệm vụ quan trọng cần chú trọng triển khai thực hiện những năm tới đây. Làm tốt chuyển đổi số không chỉ giúp nâng cao chất lượng giáo dục mà quan trọng hơn là góp phần nâng cao năng suất lao động, tạo cơ hội lớn để hội nhâp quốc tế”, Bộ trưởng Bộ Gíao dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại Hội thảo “Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo” do Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 “Cách mạng hóa” toàn bộ hệ thống trường học có thể là thách thức rất lớn, nhưng đồng thời cũng là một cơ hội thú vị. Cơ hội này có thể thay về căn bản cuộc sống của trẻ em và chuyển hướng sự vận hành của cả cộng đồng.

Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại Hội thảo “Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo”
Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại Hội thảo “Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo”

Bức tranh chuyển đổi số giáo dục Việt Nam

Ngành Giáo dục tại Việt Nam đã đạt được những “con số” ấn tượng trong thời gian qua. Năm 2018, ngành Giáo dục đưa vào sử dụng cơ sở dữ liệu toàn quốc về giáo dục với 53.000 trường học, 710 phòng GDĐT, gần 24 triệu học sinh và hơn 1.4 triệu giáo viên được gắn mã định danh. Thông tin của 393 trường đại học, cao đẳng với 2,5 triệu sinh viên, 120.000 giảng viên cũng được cập nhật trên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành. Thời điểm dịch COVID-19, 80% trường phổ thông, 240 cơ sở đào tạo đã tổ chức dạy-học trực tuyến; trong đó có 79 cơ sở tổ chức quản lý dạy học hoàn toàn qua mạng.

Để đạt được những kết quả cũng như tiếp tục chương trình, Chính phủ hợp tác với các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ trong và ngoài nước để triển khai, trong đó có Microsoft Việt Nam. Bằng cách ghi lại và phân tích bằng chứng, cũng như dữ liệu nghiên cứu và làm việc với sự tham vấn của các học giả, chuyên gia cùng các nhà hoạch định chính sách, Microsoft đã xây dựng Khung chuyển đổi giáo dục dựa trên những người cứu liên quan đến chuyển đổi chính sách, lãnh đạo và phương pháp sự phạm hiệu quả.

Hơn thế nữa, Microsoft đã không ngừng triển khai xây dựng các nguồn tài nguyên và tổ chức chương trình hỗ trợ chuyển đổi số giáo dục như: Trung tâm học tập dành cho giáo viên và giảng viên, Chương trình giáo viên sáng tạo Microsoft, Chương trình đối tác đào tạo toàn cầu, Chương trình trường học điển hình cùng các chương trình hỗ trợ sinh viên xây dựng kỹ năng sẵn sàng cho tương lai,…

Đặc biệt trong các hoạt động hợp tác với Chính phủ Việt Nam, Microsoft đã kí kết Thoả thuận hợp tác phát triển Kho học liệu số trực tuyến với tư cách là doanh nghiệp nước ngoài duy nhất được tham gia.

Trong giai đoạn 2021-2025, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết, Bộ GDĐT sẽ chú trọng triển khai ở 4 vấn đề cơ bản: Phát triển hệ thống dữ liệu toàn quốc về GDĐT; phát triển, khai thác hệ thống học liệu và môi trường học tập số; xây dựng và triển khai khung năng lực số cho học sinh phổ thông; phát triển triển nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin và chuyển đổi số.


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới