Chỉ số PMI tháng 8 đạt 52,2 điểm, tồn kho hàng mua tăng kỷ lục
Nikkei cho biết, Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam đã tăng từ 51,9 điểm trong tháng 7 lên 52,2 điểm trong tháng 8. Điều này cho thấy các điều kiện hoạt động cải thiện nhẹ và chỉ cao hơn một chút so với tháng trước, Nikkei nhận định. Tuy nhiên, sức khỏe của lĩnh vực sản xuất đã tăng trong suốt 9 tháng qua.
Các điều kiện kinh doanh được cải thiện ở mức độ mạnh hơn mặc dù cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới trong tháng đều tăng yếu hơn.
Tốc độ tăng số lượng đơn đặt hàng mới đã chậm lại tháng thứ ba liên tiếp, trong khi số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng tăng với tốc độ chậm hơn.
Bên cạnh đó, mức tăng sản lượng trong tháng 8 yếu nhất trong năm tháng qua, tuy vậy, giai đoạn tăng trưởng vẫn kéo dài từ tháng 12 năm ngoái đến nay. Sản lượng của các nhà sản xuất hàng hóa đầu tư cơ bản tăng, nhưng sản lượng trong lĩnh vực hàng hóa tiêu dùng và hàng hóa trung gian lại giảm.
Việc làm trong tháng 8 đã gia tăng nhanh, và lần tăng này là lần tăng nhanh nhất kể từ tháng 12/2013, giúp giảm bớt khối lượng công việc tồn đọng.
Các nhà sản xuất tăng mua hàng góp phần làm tăng tồn kho hàng mua. Thực tế, tốc độ tăng tồn kho được ghi nhận ở mức kỷ lục trong lịch sử khảo sát và tương đương tốc độ tăng trong tháng 5/2015.
Tốc độ tăng chi phí đầu vào vẫn mạnh khi chi phí nguyên vật liệu tăng. Ngoài ra, một số báo cáo cho biết có sự thiếu hụt nguồn cung. Trong khi đó, các nhà sản xuất tiếp tục giảm nhẹ giá cả đầu ra tháng thứ ba liên tiếp. Theo Nikkei, những nơi giá cả giảm, các thành viên nhóm khảo sát cho biết đã phải chiết khấu giá bán để bảo đảm có đơn đặt hàng mới. Giá cả đầu ra giảm trong lĩnh vực hàng hóa trung gian, nhưng lại tăng trong lĩnh vực hàng hóa tiêu dùng và hàng hóa đầu tư cơ bản.
Bình luận về dữ liệu khảo sát PMI Việt Nam, Andrew Harker, tại IHS Markit - công ty thu thập kết quả khảo sát, cho rằng dữ liệu nhìn chung mang tính tích cực, với tốc độ tăng việc làm và tồn kho hàng mua cao. Mặt khác, sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới lại tăng với tốc độ yếu hơn, cho thấy nhu cầu khách hàng đã có những dấu hiệu yếu đi. "Nhân tố góp phần dẫn đến tình trạng này là các công ty thường giảm giá cho khách hàng để bảo đảm có công việc mới", ông nói.
IHS Markit hiện đang dự báo GDP Việt Nam tăng tưởng 5,85% trong năm 2016, báo cáo cho biết.
Nhật Duy
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Minh Đức
-
Hải Vân
-
Công Sang
-
Hải Đăng
-
Trung Nam
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Kim Dung - Thanh Hằng
-
Minh Đức