Hủy
Phong Cách Sống

Đàn ông mẫu mực đeo đồng hồ Đức

Thứ Ba | 24/06/2014 18:24

Khác với người Pháp bị ám ảnh bởi đồng hồ siêu mỏng, người Thụy Sĩ chuyên làm đồng hồ đẹp như trang sức, từ lâu, một chiếc đồng hồ Đức cứng cáp và thực dụng luôn được xem là biểu tượng của đàn ông đích thực.
 

Một trong những chuyện thành công nhất mọi thời đại là khi người nói nhắc đến "đồng hồ" - người nghe nghĩ ngay đến "Thụy Sĩ". Song, chuyện không phải lúc nào cũng như vậy. Đây là lý do tại sao lần tới mua đồng hồ, bạn nên cân nhắc chọn một chiếc đồng hồ Đức, thay vì mua đồng hồ Thụy Sĩ.

50 năm trước, nghề làm đồng hồ phổ biến khắp châu Âu. Chẳng ai lấy làm lạ khi người Đức, vốn nổi tiếng với sự chính xác, đúng giờ và chủ nghĩa hoàn hảo, cũng tham gia vào ngành công nghiệp đồng hồ. Người Đức bắt đầu làm đồng hồ từ thế kỷ 15 (từ đó, nước Đức là nơi khởi sinh khái niệm "chậm 15 phút" - có nghĩa là nếu bạn là sinh viên hoặc giảng viên, bạn được phép lên lớp muộn 15 phút).

c

Nghề làm đồng hồ Thụy Sĩ nổi tiếng là có lý do nhất định, nhưng người Đức làm đồng hồ, lại có một số điểm khác đôi chút.

Người Đức, nhìn chung không đi vào các chi tiết kỳ lạ hoặc độc đáo như những thứ hiện diện trên một chiếc đồng hồ Thụy Sĩ. Thay vào đó, đồng hồ Đức tập trung chủ yếu vào độ chính xác và tính thực dụng khi chế tạo nên những cỗ máy thời gian hoàn hảo như cách họ đưa công nghiệp ô tô lên vị trí hàng đầu thế giới. Từng có thời, nghề làm đồng hồ khá phổ biến ở nước Đức; song hiện tại, thuật ngữ "đồng hồ Đức" thường đồng nghĩa với một ngôi làng nhỏ gần biên giới Cộng Hòa Séc, có tên Glashütte.

Mặc dù vẫn có 1 số thành phố khác tại Đức gắn liền với ngành công nghiệp đồng hồ ở nước này, nhưng không cái tên nào trong số đó được xem trọng như Glashütte. Đây là một thị trấn mà hầu như tất cả mọi thứ trong đó xoay quanh đồng hồ. Người ta nói rằng những người tại Glashütte có trái tim "tick-tock". Trẻ em sáu tuổi ở đây đã biết tháo rời và phân tích đồng hồ báo thức của cha mẹ.

Nghề làm đồng hồ ở Đức khởi động lại từ năm 1945. Thế Chiến thứ 2 là thời chững lại của ngành đồng hồ Đức. Thị trấn Glashütte bị bỏ bom và người Xô-Viết lấy đi toàn bộ các thiết bị quan trọng của nghề làm đồng hồ ở đây, để lại nhiều đống vụn vặt và vô giá trị. Những nghệ nhân làm đồng hồ Glashütte bấy giờ được tập hợp thành một nhóm có tên là GUB (tiếng Đức gọi là Glashütter Uhrenbetriebe).

Ngay sau khi nước Đức thống nhất, nghề làm đồng hồ cao cấp bắt đầu sống dậy ở thị trấn Glashütte. GUB đầu tiên là hội nhóm kín, sau đó dần dà trở thành một hãng lớn thường được biết đến ngày nay dưới tên Glashütte Original; khi đó, một công ty đồng hồ hàng đầu khác của Đức, A. Lange & Söhne, cũng hồi sinh. Nước Đức còn một trung tâm chuyên nghề đồng hồ khác có tên Pforzheim. Từ khi thành lập đến khi sống sót qua Thế Chiến thứ hai, Pforzheim nổi tiếng với biệt danh Goldstadt - hay "Thành phố vàng" - ám chỉ nghề làm trang sức và đồng hồ ở đây.

Lằn ranh về đẳng cấp trong nghề đồng hồ giữa nước Đức và Thụy Sĩ ngày nay đang dần bị xóa mờ. Nước Đức còn có khả năng khá cao trong việc vượt mặt Thụy Sĩ ở phân khúc đồng hồ tầm trung và bình dân.

Lý do vì cả 2 nước này đang phụ thuộc nhiều vào các quốc gia gia công các bộ phận khác nhau của đồng hồ. Nước láng giềng Thụy Sĩ thường cung ứng nhiều bộ phận thiết yếu cho ngành công nghiệp đồng hồ Đức. Có không ít chiếc đồng hồ Made in Germany dùng bộ máy của hãng Seiko. Ít ai biết hãng Seiko (Nhật) và thương hiệu đồng hồ Đức Junghans có quan hệ làm ăn lâu dài, trong đó Seiko chuyên cung cấp các bộ máy chronograph lên dây tự động cao cấp cho hãng Junghans. Những chiếc đồng hồ Junghans từ những năm 80 đã được biết đến nhờ giá cả phải chăng đi cùng sản phẩm chất lượng cao từ Đức và được bán trên toàn thế giới.

Một chiếc đồng hồ phi công của hãng Stowa.
Một chiếc đồng hồ phi công của hãng Stowa.

Ngoài ra, các hãng đồng hồ Đức như Stowa và Sinn cũng dùng bộ máy đồng hồ Thụy Sĩ, song lại sở hữu thiết kế đậm chất Đức. Những chiếc đồng hồ phi công (pilot watch) mang thương hiệu Stowa và một loạt đồng hồ phi công, đồng hồ lặn (diving watch) của hãng Sinn, khá được ưa chuộng trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Mỹ.

Ít nhất, chất tiện dụng và cứng cáp là đặc điểm mà mọi người dùng có thể cảm nhận được khi sử dụng đồng hồ Đức. Chất Đức cũng thể hiện ở thiết kế tinh giản, dễ nhìn - mà người ta có thể tìm thấy ở đồng hồ Đức thuộc nhiều phân khúc giá khác nhau.

Vượt lên trên câu chuyện giá cả, các hãng đồng hồ Đức đang tập trung nhiều hơn vào sản xuất theo nhu cầu riêng của từng khách hàng, đồng thời đưa "chất Đức" vào từng bộ máy đồng hồ. Hầu hết các doanh nghiệp Đức chuyên đồng hồ đều đặt tổng hành dinh, hoặc một phần/toàn phần cơ sở sản xuất tại thị trấn Glashütte. Cả hai hãng Tutima và Mühle Glashütte cùng đặt trụ sở tại Glashütte; họ cùng sản xuất những loại đồng hồ trông "rất Đức" và tiện dụng cho các hoạt động như lặn biển và hàng không. Hãng Tutima tại làng Glashütte còn chế tạo một số bộ máy cao cấp vốn được thiết kế và hoàn thiện theo cách riêng của người Đức.

Trong lịch sử, các nghệ nhân đồng hồ Đức thường né tránh chuyện làm ra những chiếc đồng hồ "đẹp mã"và giống trang sức như đồng hồ Thụy Sĩ.

Ngày nay, kỹ thuật hoàn thiện đồng hồ sử dụng những đường kẻ sọc tinh tế có tên Geneva Stripes (hay còn gọi là Glashütte Stripes) đang dần trở nên phổ biến. Những đường kẻ sọc này thường hiển thị tại trung tâm mặt đồng hồ, là khuôn mẫu trang trí trên bộ phận chuyển động. Nổi bật trong nhóm làm đồng hồ có kỹ thuật cao cấp nhất, hãng A. Lange & Söhne đặt tên cho Geneva Stripes là German Silver.

Đôi khi, ánh sáng của bạc Đức khá khác so với độ sáng giòn của đồng mạ Rhodi (một loại kim loại thuộc hàng quý nhất). Việc gia công trên bạc Đức cũng khó khăn hơn vì thứ kim loại này dễ đổi màu và đòi hỏi được xử lý cẩn thận. Mồ hôi hoặc dầu từ vân tay có thể tạo nên những mảng vết vĩnh viễn trên bạc Đức.

Nghề làm đồng hồ Đức ít quan tâm đến những chiếc đồng hồ siêu mỏng. Có chăng, đồng hồ siêu mỏng chỉ là "nỗi nhức nhối" của người Pháp. Người Đức, từ trong tiềm thức, đã luôn gắn liền với những chiếc đồng hồ bỏ túi mạnh mẽ và cứng cáp - như định nghĩa về đồng hồ của đàn ông đích thực trong những năm 1930: Cuối những năm 1930, nhiều ấn phẩm thương mại của các nghệ nhân đồng hồ Đức nhạo báng và châm chọc đồng hồ đeo tay. Những chiếc đồng hồ đeo tay thời đó chỉ được xem là một loại mốt, và nhiều chuyên gia cho rằng "các khách hàng trẻ, không sớm thì muộn, cũng sẽ quay lại dùng đồng hồ bỏ túi tinh tế như cha ông họ thôi".

NOMOS và thị trấn Glashutte
NOMOS và thị trấn Glashütte

Hai hãng đồng hồ cao cấp đi đầu trong lịch sử làm đồng hồ xa xỉ ở Glashütte là A. Lange & Söhne (thường được gọi tắt là Lange) và Glashütte Original (thường được gọi tắt là GO). Song, sẽ thật thiếu sót nếu nói về nghề đồng hồ ở Glashütte mà không nhắc đến tên NOMOS Glashütte. Nhà làm đồng hồ Nomos vốn nổi tiếng với việc chế tạo các bộ máy theo nhu cầu của từng khách hàng ở mức giá "hợp lý vô cùng" nếu so sánh với đồng hồ Lange hay GO.

Hiện nay, có đủ loại đồng hồ Đức ở nhiều mức giá khác nhau, từ rẻ tới đắt; nhưng điểm chung của mọi chiếc đồng hồ Đức vẫn là tinh thần hoàn hảo kiểu Đức - deutsche Gründlichkeit - hiển hiện trong thiết kế và nghệ thuật chế tác đồng hồ Đức.

Nguồn GAFIN/DVO


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới