Hủy
Tài Chính

Hàng chục tỉ USD có thể chảy vào nếu thị trường Việt Nam được nâng hạng

Nhật Lệ Thứ Năm | 29/02/2024 11:44

Hình ảnh nhà đầu tư tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE). Ảnh: TL.

Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi tốc độ tăng trưởng thực tế bình quân đầu người hàng năm khoảng 5,95% trong 2 thập kỷ tới.
 

Quyết liệt thực hiện mục tiêu nâng hạng là nhận định của ông Ketut Ariadi Kusuma, Chuyên gia cao cấp về thị trường vốn, Trưởng nhóm Tài chính, Cạnh tranh và Sáng tạo của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán năm 2024 do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì ngày 28/2.

Chuyên gia của WB đánh giá, khát vọng của Việt Nam trong việc nâng cấp thị trường chứng khoán lên thị trường mới nổi là bước đi chiến lược phù hợp với tham vọng lớn hơn là chuyển đổi thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2035 và quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Ông Ketut Ariadi Kusuma, chuyên gia cao cấp về thị trường vốn, Trưởng nhóm Tài chính, Cạnh tranh và Sáng tạo của Ngân hàng Thế giới Việt Nam (WB) phát biểu Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc/Baochinhphu.
Ông Ketut Ariadi Kusuma, chuyên gia cao cấp về thị trường vốn, Trưởng nhóm Tài chính, Cạnh tranh và Sáng tạo của Ngân hàng Thế giới Việt Nam (WB) phát biểu Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc/Baochinhphu.

Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi tốc độ tăng trưởng thực tế bình quân đầu người hàng năm khoảng 5,95% trong 2 thập kỷ tới, có nghĩa là mức tăng trưởng thực tế phải cao hơn mức này vì tính đến mức tăng dân số.

Mục tiêu tham vọng này phụ thuộc vào việc tận dụng hiệu quả thị trường tài chính để dẫn vốn đầu tư tới các mục tiêu kinh tế này, trong đó thị trường vốn đóng vai trò rất quan trọng. Cụ thể, thị trường chứng khoán đã đạt được mức vốn hóa khoảng 6.000 tỉ đồng, tương đương 247 tỉ USD,  khoảng 57% GDP vào năm 2023 và thậm chí từng đạt kỷ lục 93% GDP vào năm 2021.

 

Hiện tại, Việt Nam được MSCI và FTSE Russell phân loại là thị trường cận biên và được đưa vào chỉ số thị trường cận biên (FM). Cho đến nay, thị trường Việt Nam vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong rổ chỉ số FM (hơn 30% tổng tài sản quản lý) và đã đạt đến giới hạn có thể kỳ vọng trong rổ chỉ số cận biên. Kể từ tháng 9/2018, Việt Nam lọt vào danh sách theo dõi nâng hạng của FTSE Russell lên thị trường mới nổi và được MSCI theo dõi xem xét định kỳ.

Việc nâng hạng thị trường chứng khoán sẽ là lực đẩy đáng kể cho thị trường vốn Việt Nam vốn sẽ được coi là có khả năng tiếp cận thị trường thỏa đáng đối với các nhà đầu tư nước ngoài và có mức vốn hóa đạt quy mô cũng như tính thanh khoản hấp dẫn ngang hàng với nhiều nước đang phát triển có trình độ phát triển tương tự như Việt Nam.

Ngân hàng Thế giới ước tính việc nâng hạng thị trường chứng khoán có thể mang lại tới 25 tỉ USD vốn đầu tư mới từ các nhà đầu tư quốc tế vào thị trường Việt Nam cho tới năm 2030.

Ở góc nhìn phân tích, Công ty Chứng khoán VNDirect đánh giá KRX vận hành không chỉ hỗ trợ triển khai các sản phẩm mới, cải thiện thanh khoản mà còn giúp thay thế toàn bộ hệ thống giao dịch và hệ thống thanh toán bù trừ hiện nay, đây cũng là điều kiện cần để các tổ chức xếp hạng xem xét nâng hạng thị trường Việt Nam lên thị trường mới nổi. 

Kỳ vọng  Việt Nam sẽ được FTSE nâng hạng lên thị trường mới nổi thứ cấp trong kỳ xem xét vào tháng 9/2024 của tổ chức này. Nguồn: VNDirect.
Kỳ vọng Việt Nam sẽ được FTSE nâng hạng lên thị trường mới nổi thứ cấp trong kỳ xem xét vào tháng 9/2024 của tổ chức này. Nguồn: VNDirect.

“Chúng tôi kỳ vọng hệ thống KRX sẽ chính thức được vận hành trong 6 tháng đầu năm 2024 và Việt Nam sẽ được FTSE nâng hạng lên thị trường mới nổi thứ cấp trong kỳ xem xét vào tháng 9/2024 của tổ chức này”, VNDirect nhận định. 

Có thể bạn quan tâm 

VCB tím lịm, VN-Index tăng hơn 17 điểm

Nguồn Theo Baochinhphu


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới