Hủy
Tài Chính

Kỷ nguyên đồng yên yếu sắp kết thúc

Thứ Hai | 21/09/2015 08:20

Kỷ nguyên đồng yên yếu đang đi đến hồi kết và đồng nội tệ Nhật Bản sẽ tăng lên 115 yên/USD, Eisuke Sakakibara, cựu Thứ trưởng Tài chính Nhật Bản, cho biết.
 

Yên biến động nhẹ so với USD và đạt 119,8 yên đổi 1 USD lúc 13h43 hôm thứ Sáu 18/9 tại Tokyo sau khi tăng 0,5% hôm thứ Năm 17/9 khi Fed quyết định giữ nguyên lãi suất. Yên đã hồi phục sau khi xuống thấp nhất 13 năm so với USD ở 125,85 yên/USD trong tháng 6 vừa qua. Khi được hỏi về quyết định không thay đổi lãi suất của Fed, ông Sakakibara (còn được gọi là Ngài Yên - Mr Yen) cho biết “tác động không thực sự mạnh” đối với Nhật Bản.

“Thời kỳ đồng yên rẻ đang bắt đầu kết thúc và tôi nghĩ rằng tỷ giá yên/USD sẽ tăng lên ngưỡng 115-120 yên đổi 1 USD”, ông Sakakibara, 74 tuổi, hiện là giáo sư tai Đại học Aoyama Gakuin, nói và cho biết thêm, đồng nội tệ của Nhật Bản sẽ không thể giảm xuống mức 125 yên/USD trong thời gian tới.

Ky nguyen dong yen yeu sap ket thuc
Ngài Yên Eisuke Sakakibara.

Yên đã giảm khoảng 30% kể từ khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe lên nắm quyền cuối năm 2012, cam kết đưa nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới thoát khỏi tình trạng giảm phát. Đồng nội tệ Nhật Bản ghi nhận tuần thứ 2 tăng liên tiếp trong tháng này sau khi Fed cho thấy sự lưỡng lự trong việc chấm dứt kỷ nguyên kích thích tiền tệ kỷ lục trong bối cảnh thị trường vẫn bất ổn và lạm phát của Mỹ vẫn ở mức thấp.

Tuần qua, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) cũng quyết định không tăng cường kích thích kể cả sau khi tăng trươgnr kinh tế nước này giảm trong quý II/2015.

“BOJ có thể sẽ bắt đầu tìm cách thoát ra khi Fed tăng lãi suất. Khi chúng ta bước vào giai đoạn đó, yên sẽ không thể giảm giá”, Ngài Yên tuyên bố.

Yên có thể tăng nhẹ khi Fed trì hoãn nâng lãi suất và bất ổn kinh tế toàn cầu. Yên hiện đang được coi là “hầm trú ẩn an toàn”, thu hút dòng tiền đổ vào.

Trừ khi tình hình kinh tế toàn cầu diễn biến xấu hơn nữa, BOJ không thể tăng cường kích thích trong năm nay hay năm tới, ông Sakakibara cho biết. Kế hoạch tăng thuế tiêu thụ trong năm 2017 có thể dẫn đến việc tăng cường kích thích.

“Việc tăng thuế bán hàng có thể ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế và buộc BOJ phải nới lỏng tiền tệ hơn nữa nếu cần thiết”, ông Sakakibara nói.

Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda từng tuyên bố BOJ sẽ không ngần ngại nới lỏng tiền tệ nếu xuất hiện mối nguy lạm phát không tăng lên mức mục tiêu.

Chính sách tiền tệ của Thống đốc Kuroda đã phát huy hiệu quả trong vài năm qua. Cả Thủ tướng Nhật Bản Abe và Thống đốc BOJ Kuroda đều khá hài lòng với tình trạng hiện nay của nền kinh tế Nhật Bản.

Nhật Trường

Nguồn Bloomberg


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới