Hủy
Thế giới

Baht Thái trở thành đồng tiền mất giá nhiều nhất tại Đông Nam Á

Phùng Mỹ Thứ Bảy | 03/04/2021 12:55

Ảnh: The Nation Thailand.

Sự bùng phát của COVID-19 đã biến đồng tiền hoạt động tốt nhất châu Á thành một trong những đồng tiền tệ nhất.
 

Theo CNBC, đồng baht Thái đã trở thành đồng tiền mất giá nhất trong số các đồng tiền giao dịch phổ biến ở Đông Nam Á trong quý I. Sự bùng phát của một loại virus Corona có nguồn gốc từ Trung Quốc đã biến đồng tiền từng mạnh nhất châu Á hồi năm 2019 trở nên như vậy.

Theo hãng nghiên cứu Refinitiv, đồng baht mất 4,1% giá trị so với đồng USD khi 31,24 baht đổi 1 USD, mức sụt giảm cao trong khu vực Đông Nam Á vốn cũng ghi nhận sự mất giá của nhiều đồng tiền khác. Vào ngày 31.3, đồng baht rơi xuống mức giá thấp nhất trong 6 tháng qua.

Trong một nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế Thái Lan, Ngân hàng Trung ương của nước này, Ngân hàng Trung ương Thái Lan hồi đầu tháng 2.2020 đã bất ngờ cắt giảm lãi suất chính sách xuống mức thấp nhất mọi thời đại và cho rằng virus lây lan là một trong những lý do sẽ kéo giảm tăng trưởng.

Nhà kinh tế châu Á Prakash Sakpal tại ngân hàng Hà Lan ING cho biết: “Chúng tôi không nghĩ rằng một lần cắt giảm lãi suất sẽ là đủ để ngăn chặn đà tăng trưởng chậm lại, chứ chưa nói đến việc thúc đẩy tăng trưởng”.

Sự mất giá của đồng baht cũng đến từ nền tảng yếu kém của nền kinh tế Thái Lan. Ảnh: TL.
Sự mất giá của đồng baht cũng đến từ nền tảng yếu kém của nền kinh tế Thái Lan. Ảnh: TL.

Các yếu tố nền tảng yếu kém của nền kinh tế Thái Lan đã dẫn đến sự mất giá của đồng baht. Tài khoản vãng lai của đất nước Đông Nam Á này trong quý IV/2020 thâm hụt 1,4 tỉ USD từ mức thặng dư 6,6 tỉ USD trong quý III trước đó và thặng dư 11,5 tỉ USD của cùng kỳ năm 2019.

Theo Ngân hàng Trung ương Thái Lan, tài khoản vãng lai trong quý IV/2020 “rơi vào” tình trạng thâm hụt lần đầu tiên kể từ quý III/2014.

Doanh thu dịch vụ từ khách du lịch, ngành công nghiệp đóng góp quan trọng cho thặng dư tài khoản vãng lai của Thái Lan, giảm xuống còn 742 triệu USD trong quý I, chỉ bằng 5% so với cùng kỳ năm trước, bởi việc đóng cửa biên giới để ứng phó đại dịch.

Chuyên gia kinh tế cấp cao Trinh Nguyen tại Ngân hàng đầu tư Pháp Natixis cho biết: nền kinh tế lớn thứ hai ở Đông Nam Á đã quá phụ thuộc vào nhu cầu bên ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc.

Trung Quốc là thị trường du lịch nước ngoài lớn nhất thế giới và Thái Lan đã đón 10,5 triệu du khách Trung Quốc trong năm 2018, theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu Du lịch Nước ngoài Trung Quốc. Bộ Du lịch Thái Lan ước tính lượng khách du lịch giảm từ Trung Quốc có thể dẫn đến thất thu 50 tỉ baht (1,61 tỉ USD).

Doanh thu du lịch từ Trung Quốc chiếm khoảng 2,7% tổng sản phẩm quốc nội của Thái Lan, trong khi xuất khẩu từ Thái Lan sang Trung Quốc chiếm tới khoảng 6% GDP của đất nước. Số liệu của ING cho thấy ngành du lịch đóng góp hơn 62% thặng dư tài khoản vãng lai của Thái Lan trong năm 2019.

Kể từ tháng 4, Thái Lan sẽ rút ngắn thời gian kiểm dịch bắt buộc từ 14 ngày xuống còn 10 ngày, nhằm phục hồi dòng khách du lịch cũng như chi tiêu.

 

Về lâu dài, Thái Lan phải làm cho nền kinh tế của mình cạnh tranh hơn - và sự bùng phát virus có thể là cơ hội để giảm sự phụ thuộc vào “các lĩnh vực dễ bay hơi” như du lịch.

Đồng baht mất giá còn do yếu tố mùa vụ kinh doanh. Các cơ sở sản xuất tại Thái Lan của các công ty lớn đến từ Nhật Bản, đã chuyển một lượng tiền mặt về nước trước khi kết thúc năm tài chính vào tháng 3.

Mặc dù không quá lo ngại về sự mất giá của đồng baht sau khi tăng cao nhất trong 7 năm vào tháng 12.2020, Chính phủ Thái Lan quan ngại về ảnh hưởng bất lợi của đồng nội tệ yếu đối với xuất khẩu công nghiệp.

Trong khu vực Đông Nam Á, đồng rupiah của Indonesia và đồng ringgit của Malaysia lần lượt giảm 3,4% và 3,1 trong quý I. Đồng đôla Singapore giảm hơn 1%.

Có thể bạn quan tâm:

Suy thoái kinh tế ở Thái Lan ngày càng sâu sắc với mức giảm GDP kỷ lục


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới