Hủy
Thế giới

Châu Á cần chuẩn bị gì cho việc thiếu hụt dầu khí đang "chớm nở"?

Hân Nguyễn Thứ Năm | 29/09/2022 15:58

Mỏ dầu Nahr Bin Umar ở Iraq. Ảnh: Reuters.

Nhưng nhu cầu dầu thấp tại châu Á sẽ không kéo dài lâu, bởi Trung Quốc đang dần hồi phục hậu COVID.
 

Theo ông Vandana Hari, người sáng lập Vanda Insights, một nhà cung cấp thông tin thị trường năng lượng toàn cầu, châu Á cần chuẩn bị cho kịch bản thiếu hụt dầu khí đang chớm nở.

Sự sụt giảm sản lượng dầu chưa từng có trên toàn cầu trong hai năm qua, cùng với thiếu hụt trong đầu tư để tái thiết ngành, đang có khả năng làm rung chuyển thế giới, đặc biệt là khi nhu cầu đối với nhiên liệu bắt đầu phục hồi.

Theo ông Vandana Hari, tác động sẽ nặng nề nhất ở các nền kinh tế mới tại châu Á, khi khu vực này tiếp tục trở thành trung tâm tiêu thụ năng lượng nhanh nhất trên thế giới và liên tục thu mua dầu “trôi nổi” từ thị trường quốc tế.

Các nhà nhập khẩu châu Á, vốn hay “bắt đáy” nhiên liệu hóa lỏng, đang phải cạnh tranh với một châu Âu sẵn sàng chi mạnh cho các lô hàng nói trên, bởi các đường ống dẫn khí đốt chảy từ Nga đã đóng cửa trong nhiều tháng gần đây.

Điều tương tự cũng có thể xảy ra với dầu, khi có quá nhiều người săn đón mà lại có quá ít nguồn hàng, buộc các nước châu Á hoặc là chi trả cao hơn hoặc là dùng nguồn nguyên liệu thay thế ít thân thiện với môi trường hơn, như than.

Hiện tại, việc phải xếp hàng chờ mua trong khi thế giới rơi vào tình trạng thâm hụt nguồn cung là một viễn cảnh đáng sợ.

Những người đi xe máy xếp hàng để mua nhiên liệu tại một trạm xăng ở Kendari, Indonesia, vào ngày 21 tháng 9: Tác động của tình trạng thiếu nguồn cung sẽ được cảm nhận rõ nhất ở châu Á mới nổi. © Sipa / AP
Người đi xe máy xếp hàng để mua nhiên liệu tại một trạm xăng ở Kendari, Indonesia, vào ngày 21/9: Tác động của tình trạng thiếu nguồn cung sẽ được cảm nhận rõ nhất ở các nước châu Á đang phát triển. Ảnh: AP.

Thị trường dầu mỏ vốn khó có thể nhìn xa trông rộng. Đặc biệt là trong những tháng gần đây, lo ngại suy thoái gia tăng và sản lượng tiêu thụ chững lại đã khiến giá dầu giảm tới 33% so với mức đỉnh của tháng 3, khi Nga tấn công Ukraine, làm dấy lên lo ngại về nguồn cung.

Nhưng nhu cầu dầu thấp tại châu Á sẽ không kéo dài lâu, bởi Trung Quốc đang dần hồi phục, đặc biệt là khi các chính sách COVID nghiêm ngặt được dỡ bỏ. Mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình hàng tháng ở Ấn Độ, nước nhập khẩu ròng lớn thứ hai châu Á, đã tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái, trong 8 tháng đầu năm 2022.

Hơn nữa, dự đoán về cuộc suy thoái kinh tế sẽ hạn chế kích cầu việc thăm dò và phát triển dầu khí.

 

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) đã liên tục gặp khó khăn trong việc hồi sinh nguồn cung dầu thô về mức trước đại dịch, đây không phải là một dấu hiệu tích cực. OPEC đã cắt giảm 10 triệu thùng/ngày để đối phó với cú sốc nhu cầu năm 2020 do đại dịch gây ra, liên minh này hiện đang bị cản trở trong việc khôi phục mức sản xuất trước đó của họ, một trong những thách thức là xu hướng kêu gọi từ bỏ nhiên liệu hóa thạch toàn cầu.

Các nước thành viên của liên minh OPEC đang từng bước nâng cao mục tiêu sản xuất hàng tháng để cố bắt kịp nhu cầu hậu COVID, tuy nhiên họ đã không thể sản xuất số lượng dự kiến, tương đương 3,5 triệu thùng/ ngày, vào tháng 8 vừa qua.

Ngay cả khi giả định rằng trong tương lai, cuộc chiến tại Ukraine chấm dứt, phương Tây ngưng áp dụng các lệnh trừng phạt và Nga có thể bù đắp khoản thiếu hụt với 1,3 triệu thùng/ngày thì sản lượng của liên minh OPEC sẽ vẫn dưới 2 triệu thùng/ngày, tương đương 2% mức tiêu thụ toàn cầu.

Ngoài OPEC, thực chất cũng không có nhiều đơn vị cung cấp lớn khác. Mỹ đã không còn là nhà sản xuất “dư dả” như trước nữa. Sản lượng dầu thô của nước này dự kiến ​​sẽ tăng trở lại mức đỉnh 12,3 triệu thùng/ngày (2019) vào năm 2023, nhưng ngay cả dự báo đó hiện cũng chưa chắc thành hiện thực.

Trong bối cảnh phức tạp hiện nay, triển vọng về một cuộc suy thoái toàn cầu đang ngày một rõ nét, nhưng nó lại làm sáng tỏ sức tăng trưởng kinh tế của châu Á. Như được dẫn chứng trong báo cáo Cập nhật Triển vọng Phát triển châu Á được công bố vào ngày 21/ 9, khu vực này không chỉ vượt xa phần còn lại của thế giới hậu COVID mà còn dự kiến ​​sẽ có sức chống đỡ tốt hơn trong môi trường suy thoái đang đến gần.

Do đó việc chi trả và dự trữ năng lượng nên là ưu tiên của các nhà hoạch định chính sách khu vực này. Năng lượng tái tạo chắc chắn sẽ được tăng tốc phát triển, nhưng có thể chỉ là một phần nhỏ của giải pháp.

Có thể bạn quan tâm:

Ấn Độ sẽ là nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới?

Nguồn Nikkei Asia


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới