Hủy
Thế giới

"Giấc mơ Trung Quốc" hấp dẫn châu Phi

Thứ Năm | 28/06/2012 15:05

Ngày càng nhiều người dân tại những đất nước kém phát triển, đặc biết là châu Phi tìm đến Trung Quốc để thực hiện giấc mơ đổi đời.
 

Người châu Phi tìm mộng đổi đời ở Trung Quốc

Ngày càng nhiều người châu Phi đổ đến Quảng Châu để mưu cầu hạnhphúc, tìm kiếm cơ hội và thực hiện giấc mơ. Nelson là một trong số đó. Anh 23 tuổi đến từ đất nướcNigeria. Trước kia chàng trai này từng nghĩ Lagos, thành phố nhộn nhịp nhất đất nước là thiến đườngcho đến khi anh bước chân tới Quảng Châu, nơi mà cuối cùng anh nhận ra nó là con đường thực sự đểdẫn tới thiên đường hạnh phúc.

Những người châu Phi đầu tiên tới định cư tại Quảng Châu vào năm1998. Mới 10 năm trôi qua nhưng con số đã tăng lên 200.000 người, chiếm 2% tổng số dân của thànhphố này.

Với sự có mặt của ngày càng nhiều người châu Phi, diện mạo củathành phố cũng có nhiều thay đổi. Những biển báo quảng cáo viết bằng tiếng Anh, Pháp, Ả Tập vàTrung Quốc tràn lan khắp phố. Ngành công nghiệp dịch vụ bao gồm các nhà hàng ăn, cửa hiệu cắt tócchâu Phi xuất hiện trên mọi nẻo đường.

Tại thành phố Quảng Châu, dân châu Phi thậm chí còn nhiều hơn dânđến từ các nước châu Á khác. Giọng Anh, Pháp, Tây Ban Nha pha trộn với giọng Quan Thoại hay QuảngĐông, mùi nước hoa có ở khắp mọi nơi, quần áo sặc sỡ của người châu Phi được bày bán trên khắp mọicon phố, và với 20 USD, người thợ cắt tóc da đen sẽ giúp bạn sở hữu được mái tóc theo phong cáchMỹ.

Người châu Phi tìm đến Quảng Châu để thực hiện giấc mơ đổi đời.

Mỗi buổi chiều, Nelson tới khu mua bán quần áo Kiến An, nơi màngười da đen xuất hiện khắp nơi. Anh mặc cả với những ông chủ cửa hàng người Trung Quốc. 10.000 tệ(hơn 30 triệu đồng) cho 500 đôi quần jean Adidas hay áo sơ mi Armani nhái.

Họ chuyển những sản phẩmrẻ tiền này về châu Phi để bán kiếm lời. Tại châu Phi, không có nhiều nhà máy. Người dân da đenkhông để ý đến thương hiệu, họ sẵn sàng mua miễn là sản phẩm không đến mức quá tệ hại và với giá cảphải chăng. Đây chính là lý do những thương lái châu Phi tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại đất nướcnày.

Có rất nhiều người châu Phi giống như Nelson kinh doanh quần áo tạiTaojin, Quảng Châu. Họ là những người giải quyết đống tồn kho quá đát của những những hãng may mặcTrung Quốc. Ít tiền, không đòi hỏi thương hiệu, nhu cầu tìm kiếm những sản phẩm giá rẻ, chất lượngtrung bình thực của những thương lái châu Phi sự bùng nổ.

Bên cạnh đó, một số thì kinh doanh quy mô lớn hơn. Họ cũng thuêngười Trung Quốc làm việc cho mình, cũng tạo công ăn việc làm cho người dân bản địa. Anh Akochayeđến từ Benin đã thành lập văn phòng vận tải tại Trung Quốc được nhiều năm nay. Anh có thể nói trôichảy tiếng Trung.

Rào cản cho những "Giấc mơ Trung Quốc"

Dẫu là thiên đường cho những khát vọng làm giàu của một bộ phậnngười dân ở các nước kém phát triển, song Trung Quốc không phải giấc mơ bình đẳng và tự do như kỳvọng. Tại Trung tâm thương mại Phi - Trung, có rất nhiều bất đồng giữa thương nhân Trung Quốc vàchâu Phi. Thậm chí, đôi khi cảnh sát cũng phải vào cuộc.

Nelson cho biết, anh thường xuyên bị "lừa dối". Những sản phẩm khiđược lựa chọn tại Trung Quốc có vẻ ổn nhưng về tới Nigeria chất lượng lại trở nên rất kém. Điều nàykhiến anh rất thất vọng. Mặc dù sống tại Trung Quốc chưa được lâu nhưng anh đã học được cách cảnhgiác mọi lúc mọi nơi.

Nelson tạ trung tâm mua sắm quần áo tại QuảngChâu.

Đóng hộp 10 bộ complet và một vài chiếc điện thoại di động giá rẻđể gửi về thủ đô Nigeria vào hôm sau và anh phát thiện bị mất 1 chiếc complet. Nhưng anh không chắclà có sơ xuất trong quá trình vận chuyển như người bán hàng nói. Rào cản ngôn ngữ và sự khác biệtvề văn hóa đã tạo ra nhiều khó khăn trong quá trình giao dịch, kinh doanh của những người châu Phitại đây.

Nếu như không tới Trung Quốc, Nelson có lẽ làm việc tại cửa hàngbán lẻ phục tùng ô tô như vô lăng, ghế xe từ Trung Quốc với giá cao. Nhưng cụm từ "Made in China"đã trở thành động lực khiến anh tìm đến Trung Quốc.

Nhiều tài xế taxi có vẻ không thích chở khách người châu Phi, cóthể bởi người họ quá to? Hay đơn giản họ không biết ngoại ngữ, không thích mùi nước hoa hay cáchmặc cả của người châu Phi. Một tài xế Trung Quốc cho biết, "Bạn phải thận trọng, người châu Phi rấtthích mặc cả, một số lên xe rồi thì chơi nhạc và nói cười ầm ĩ. Quảng Châu cũng giống như một cáilò nung, đó cũng là lý do tại sao nhiều người da đen ở đây.

Nelson nói: "Mặc dù chúng tôi đã cố gắng rất nhiều để hòa nhập vớicuộc sống nơi đây, nhưng người Trung Quốc vẫn có ánh nhìn khác dành cho chúng tôi. (dường như họmiệt thị). Ngay cả việc đi taxi với chúng tôi cũng khó khăn hơn những người dân địa phương. Nhiềungười như chúng tôi bị từ chối hoặc bị...tống tiền. Thỉnh thoảng chúng tôi bảo tài xế cho tới sânbay để được lên xe nhưng thực sự không có ý đến đó. Tất nhiên, mức giá sẽ cao hơn nhưng buộc lòngchúng tôi phải làm vậy cho được việc.

Nhiều người trong đó có Nelson phàn nàn rằng, người Trung Quốc lạnhlùng và thiếu trung thực. Nhưng họ vẫn tin rằng, Trung Quốc là nói có nhiều cơ hội nhất. Mặc dùkhông phải là thành phố thân mật với những người như Nelson nhưng tại đây, anh có thể kiếm tiền dễdàng hơn. Số tiền anh kiếm được tại Trung Quốc bằng số tiền bố anh vất vả kiếm trong 10 năm tạichâu Phi.

Nguồn VEF


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới