Khủng hoảng chính trị ở Ý làm chao đảo thị trường toàn cầu
→Ý sẽ là đối tác thương mại lớn của Việt Nam
Nối tiếp đà giảm điểm của châu Á, các chỉ số chính của thị trường chứng khoán châu Âu trong phiên giao dịch ngày 29/5 đã đồng loạt chìm trong sắc đỏ.
Chỉ số FTSE MIB của Ý đã giảm hơn 3% trong bối cảnh giới đầu tư lo ngại về nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng mới tại Eurozone, do tác động của tình hình bất ổn chính trị ở nước này. Hầu hết các chỉ số chủ chốt khác của khu vực đều mất trên 1% giá trị.
Trên thị trường tiền tệ, đồng Euro đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 10 tháng qua, do tác động từ làn sóng bán tháo trên thị trường trái phiếu Ý. Còn tại Mỹ, thị trường chứng khoán phố Wall cũng mở đầu phiên giao dịch không mấy suôn sẻ, khi chỉ số công nghiệp Dow Jones mất hơn 150 điểm.
Sự bất ổn chính trị ở Ý có thể ảnh hưởng đến Ngân hàng Trung ương châu Âu. |
Ý là tâm điểm
Năm 2010, khủng hoảng nợ của châu lục lan từ Hy Lạp đến các quốc gia khác. Khi đó Ý với thị trường trái phiếu chính phủ lớn thứ 4 thế giới và nền kinh tế lớn thứ 3 khu vực đồng euro bị coi là quá lớn và không thể giải cứu nổi. Do vậy, nếu Ý sụp đổ thì sự tồn vong của khu vực đồng euro sẽ bị đe dọa. Hy Lạp và các quốc gia nhỏ hơn không thể có tác động lớn tới mức này.
Chủ tịch ECB Mario Draghi từng được coi là người có công ngăn chặn khủng hoảng vào tháng 7/2012 khi tuyên bố rằng tổ chức này sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để bảo toàn khu vực đồng euro. Tiếp đó, ECB thành lập Chương trình Giao dịch Tiền tệ giao ngay (OMT), cho phép ECB mua lại trái phiếu của một quốc gia trên thị trường thứ cấp để giảm chi phí vay nợ.
Chương trình kiểu nới lỏng định lượng này đã phát huy tác dụng, kéo lãi suất trên khắp Châu Âu giảm mạnh. Mặc dù lợi suất trái phiếu Ý đã tăng lên trong 2 tuần qua nhưng vẫn còn cách xa mức khủng hoảng. Nếu xảy ra khủng hoảng kéo dài, ECB có thể tái thực hiện chương trình OMT.
Tuy nhiên có một vấn đề nghiêm trọng là chính phủ Ý sẽ phải yêu cầu trợ giúp và đồng ý tuân thủ một chính sách tài khóa do các lãnh đạo eurozone đặt ra và một chính phủ không thân eurozone chắc chắn sẽ không đồng ý việc này. Vì vậy, cuộc khủng hoảng này mang màu sắc chính trị nhiều hơn là tài chính.
Chắc hẳn nhiều nhà đầu tư còn nhớ những ngày đen tối nhất của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu giai đoạn 2011 – 2012, khi mà sợ hãi bao trùm trên khối nợ khổng lồ của Ý, đe dọa ổn định của các ngân hàng và tăng trưởng ì ạch của lục địa già. Nỗi sợ hãi này chỉ được tạm gạt sang một bên vào năm 2012 bởi Ngân hàng Trung ương Châu ÂU ECB, chứ chưa được giải quyết dứt điểm. Giờ đây tâm lý hoảng sợ này đã quay lại, và có thêm nhân tố chính trị trong đó.
Ông Nicholas Spiro, Giám đốc Công ty Tư vấn Lauressa Advisors tại London cho biết “Tâm lý nhà đầu tư dao động từ thỏa mãn tột cùng sang cực kỳ hoảng loạn giống với giai đoạn 2011-2012. Chỉ trong chưa đầy một tuần, triển vọng khu vực đồng euro đã thay đổi hoàn toàn.”
Thủ tướng Italia Pietro Carlo Padoan (phải) và Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu Mario Draghi. Ảnh: AFP |
Thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc không phanh
Đó là hôm 29/5 khi các nhà đầu tư trên toàn cầu đua nhau bán tháo. Chỉ số Dow Jones giảm gần 400 điểm tương đương 1,58%, chỉ số S&P 500 giảm 1,2%. Trong khi đó các chỉ số chứng khoán FTSE MIB của Italia giảm 2,7%. Tâm chấn nằm ở thị trường trái phiếu Ý với lợi suất kỳ hạn 2 năm tăng 157 điểm cơ bản (1,57%) lên mức 2,41% còn lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng 41 điểm cơ bản lên 3,095%.
Về mặt chính trị, các nhà đầu tư lo lắng phe phi truyền thống (anti-establishment) sẽ tranh thủ được sự ủng hộ đông đảo hơn và sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân về việc Ý rời khỏi EU.
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Bội Ngọc