Hủy
Thế giới

Mỹ và Trung Quốc cùng kêu gọi hoãn chiến tranh thương mại

Mạnh Đức Thứ Hai | 21/05/2018 08:27

 
 
Mỹ và Trung Quốc cho biết hai đã đồng ý không áp đặt thuế quan mới với nhau sau khi đạt được một thỏa thuận ban đầu về thương mại.

→Ông Trump, Trung Quốc, ZTE và nghệ thuật thương lượng

Tăng mua hàng hóa hai bên

Trong một tuyên bố chung vào ngày 19.5, cả 2 cho biết Trung Quốc sẽ "tăng mua đáng kể" hàng hóa và dịch vụ của Mỹ để giảm sự mất cân bằng thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Đây là một yêu cầu hàng đầu của chính quyền Trump trong hai ngày đàm phán thương mại ở Washington với các quan chức Trung Quốc.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nói với "Fox News Sunday" rằng: "Chúng tôi đang muốn trì hoãn chiến tranh thương mại. Chúng tôi đã đồng ý đưa ra mức thuế quan trong khi chúng tôi cố gắng thực hiện khuôn khổ".

Những nhận xét này lặp lại lời phát biểu của Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, cố vấn kinh tế hàng đầu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ông cho biết hai bên đã cam kết không tham gia vào một cuộc chiến thương mại, theo Tân Hoa Xã.

Ông Mnuchin cho biết các nước đã đồng ý về một khuôn khổ thương mại - mặc dù không đưa ra nhiều chi tiết. Mỹ và Trung Quốc đã cam kết hợp tác nhiều hơn khi trước đó hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, đã đe dọa áp thuế trị giá hàng chục tỷ USD lần nhau, điều có thể dẫn đến một cuộc chiến thương mại.

Cả hai bên đặc biệt đồng ý việc Trung Quốc sẽ tăng mua nhiều hàng nông nghiệp và năng lượng của Mỹ, theo tuyên bố. Ông Mnuchin cho biết vào ngày 20.5 trên Fox News rằng ông Trump có thể cân nhắc "áp thuế trở lại" nếu Trung Quốc không tuân theo các cam kết của mình.

Vào ngày 18.5, các quan chức Mỹ nói với CNN rằng Bắc Kinh đã đề xuất rằng nước này sẽ đẩy mạnh hàng hóa Mỹ với giá trị khoảng 200 tỷ USD. Nhưng tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm 19.5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Lu Kang, phủ nhận điều này.

Tuyên bố cũng không đề cập đến ZTE, gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc gần đây đã ở trung tâm của những tranh cãi thương mại.

Chủ nhật tuần trước, trong một động thái khiến nhiều người ngạc nhiên, Tổng thống đã tweet rằng ông làm việc với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để giúp nhà sản xuất thiết bị viễn thông và điện thoại của Trung Quốc ZTE (ZTCOF) trở lại kinh doanh.

ZTE ngừng hoạt động chính sau khi chính quyền Trump cấm các công ty Mỹ bán các thành phần sản phẩm quan trọng. Mỹ nói rằng ZTE đã nói dối với các quan chức Mỹ về việc trừng phạt các nhân viên đã vi phạm các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Triều Tiên và Iran.

Lãnh đạo thiểu số Thượng viện Chuck Schumer, trong một tuyên bố hôm thứ Bảy, đã chỉ trích thông báo chung về việc dường như chỉ để giảm nhẹ hình phạt cho ZTE.

Schumer nói: “Nếu chính quyền Trump bắt đầu nhượng bộ ZTE và cho phép công ty này tiếp tục tồn tại, ngay cả khi họ đã bị trừng phạt – thực tế là họ đã bị phạt một lần rồi - điều đó sẽ báo hiệu cho Chủ tịch Tập Cận Bình rằng chúng ta là những nhà đàm phán yếu.

Schumer cũng phản đối những gì ông nói là thiếu các bước cụ thể cần thiết để bảo vệ tài sản trí tuệ của Mỹ.

Quá mơ hồ và không có tính ràng buộc

Vào tháng 3, Trump đã đề xuất mức thuế xuất khẩu trị giá 50 tỷ USD của Trung Quốc sau một cuộc điều tra kéo dài một tháng về hành vi trộm cắp IP, gọi đó là một vấn đề "khủng khiếp". Về phần mình, Trung Quốc cam kết mức thuế trả đũa đối với các mặt hàng của Mỹ như máy bay, ô tô và đậu tương. Trump sau đó đã tăng khả năng có thêm một vòng thuế quan trị giá 100 tỷ USD.

Trung Quốc và Mỵ cho biết trong tuyên bố chung vào ngày 19.5 rằng hai nước sẽ "tăng cường hợp tác" về bảo vệ sở hữu trí tuệ, và Trung Quốc "sẽ tiến hành sửa đổi liên quan đến luật và quy định của mình trong lĩnh vực này".

Scott Kennedy, một chuyên gia về nền kinh tế Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết tuyên bố chung là "quá mơ hồ và ít có ràng buộc."

Ông nói: "Cam kết này không dẫn tới một hành động cụ thể nào của 2 nước, cả về mở rộng thương mại và đầu tư, hạn chế chính sách công nghiệp hay việc không áp dụng các biện pháp trừng phạt lẫn nhau”.

Điều quan trọng, theo Kennedy, là liệu Mỹ có quyết định giảm thuế quan liên quan đến việc điều tra sở hữu trí tuệ hay không.

Nguồn CNN Money


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới