Ngành công nghệ Trung Quốc đối mặt với nguy cơ đói vốn
OpenPaper
→Vì sao các công ty công nghệ Trung Quốc lại có tầm vóc quốc tế?
→Trung Quốc vượt mặt Mỹ về vốn đầu tư công nghệ AI
New York Times cho biết, từ chỗ có tới 10.000 quỹ đầu tư mạo hiểm được sáng lập chỉ trong 3 năm qua, đi kèm một lượng vốn khổng lồ đổ vào ngành công nghệ Trung Quốc, tất cả giờ đang có dấu hiệu chững lại.
Sau nhiều năm tín dụng dễ dãi và tăng trưởng không ngừng, nguồn vốn dành cho ngành công nghệ Trung Quốc đang ngày càng yếu đi. Zero2IPO Research tính toán, trong 3 tháng đầu năm, số vốn các quỹ huy động được chưa bằng 2/3 cùng kỳ năm ngoái - một tốc độ giảm chưa từng có tiền lệ.
Hiện, hơn 2/3 số công ty công nghệ mới của Trung Quốc đang hy vọng chào bán cổ phiếu ra công chúng ngay trong năm nay, một dấu hiệu cho thấy các công ty đang rất khát vốn. Bởi lẽ các công ty thuộc dạng này thường không muốn chào bán cổ phiếu chừng nào họ còn tự huy động được đủ nguồn tiền.
Bên cạnh đó, trước sức ép ngày càng gia tăng từ phía Mỹ, giải pháp đầu tiên mà các hãng công nghệ Trung Quốc hướng tới là tìm kiếm nguồn cung thiết bị công nghệ thay thế.
Tuy nhiên, điều này là không dễ dàng bởi Hàn Quốc, Nhật Bản hay Đài Loan (Trung Quốc) khó lòng bù đắp đáp ứng được sự thiếu hụt.
Để giảm thiểu khó khăn cho doanh nghiệp, Bắc Kinh mới đây đã tiến hành các biện pháp giảm hàng chục tỷ USD tiền thuế, trong đó, được hưởng lợi nhiều nhất chính là các hãng công nghệ.
Không chỉ chờ đợi sự hỗ trợ từ chính phủ, các đại gia công nghệ Trung Quốc hiện cũng đang xây dựng nền tảng riêng của mình bằng cách thu hút nhân tài từ nước ngoài hoặc đẩy mạnh các thương vụ thâu tóm.
Alibaba đã mua lại thành công tập đoàn C-SKY Microsystems và chính thức sở hữu một nhà máy chuyên sản xuất CPU. Tập đoàn này cũng đã đẩy mạnh đầu tư hàng trăm triệu USD để phát triển chip trí tuệ nhân tạo riêng.
Mới đây nhất, hãng sản xuất chip Arm Holdings thuộc sở hữu của Tập đoàn SoftBank đã nhượng lại quyền kiểm soát các hoạt động tại Trung Quốc cho một liên doanh giữa công ty này và đối tác bản địa. Đây được coi là cú hích lớn cho Bắc Kinh, bởi Arm Holdings hiện là một trong những nhà cung cấp công nghệ chip có ảnh hưởng nhất trên thế giới. Theo Nikkei Asia, điều này sẽ góp phần đảm bảo cho sự phát triển độc lập của ngành công nghệ bán dẫn Trung Quốc, trong bối cảnh sức ép từ phía Mỹ ngày càng tăng cao.
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư