Hủy
Thế giới

Nguyên nhân thực sự đằng sau giảm phát của kinh tế Nhật Bản

Chủ Nhật | 15/04/2012 09:02

Mở cửa thị trường một cách ép buộc là một trong những nguyên nhân chính khiến Nhật Bản rơi vào giảm phát.
 

Kể từ khi Toyota và Honda bành trướng hoạt động của mình, chính phủ Mỹ đã liên tục thúc đẩy Nhật Bản mở cửa thị trường, đặc biệt là thị trường ô tô nhưng vẫn chưa đạt được thành công gì đáng kể.

 Quay lại những năm 90, lý do thường được dùng để lý giải cho việc xe Mỹ không thể tiêu thụ được ở Nhật Bản là vì người dân nước này không hài lòng với chất lượng của sản phẩm. Còn ngày nay thì sao?

Cơ quan đại diện thương mại của Mỹ vừa công bố báo cáo đánh giá thương mại quốc gia về rào cản ngoại thương năm 2012 trong đó đề cập đến việc chính phủ Mỹ đã bắt Nhật Bản phải gỡ bỏ mọi rào cản trong thị trường ô tô của nước này.

Thực ra, những nhà sản xuất ô tô Mỹ vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thị trường Nhật Bản do các rào cản phi thuế quan như thiếu tính minh bạch, tiêu chuẩn và giấy chứng nhận, và những sự trì hoãn trong việc xây dựng mạng lưới phân phối và dịch vụ.

Không chỉ trong lĩnh vực trong ô tô, chính sách bảo vệ người sản xuất thịt lợn của Nhật cũng bị cho là ngớ ngẩn và rất tốn kém đối với người tiêu dùng nước này. Những sản phẩm thịt lợn nhập khẩu có giá bán vượt quá mức giá tham khảo mà chính phủ đã đặt ra sẽ bị đánh thuế giá trị 4,3%. Còn sản phẩm nào có giá thấp hơn giá tham khảo cũng sẽ bị đánh thuế nhập khẩu để giá bán tăng bằng với giá tham khảo. Vì vậy, trên thị trường Nhật không có thịt lợn nhập khẩu với giá rẻ hơn.

Câu chuyện tương tự cũng xảy ra với thịt bò. Mức thuế cơ sở với mặt hàng này là 38.5%. Những đã tăng lên 50% khi mà lượng nhập khẩu tăng đến hơn 17% kể từ năm ngoái. Nhật Bản luôn dùng những lo ngại về sức khỏe như một cái cớ để cấm nhập khẩu hoàn toàn.

Vào tháng 12 năm 2003, xảy ra vụ việc một con bò ở Mỹ được nhập khẩu trước đó từ Canada bị phát hiện mắc bệnh bò điên. Nhật Bản ngay lập tức cấm nhập khẩu bò từ Mỹ. Tháng 12 năm 2005, dưới sức ép liên tục của Mỹ, Nhật Bản đã mở cửa thị trường đối với bò Mỹ với những biện pháp bảo hộ nghiêm ngặt. Một tháng sau, có một nhà nhập khẩu chỉ vi phạm một quy định và Nhật lại đóng cửa thị trường với tất cả thịt bò từ Mỹ trong vòng 7 tháng.

Khô bò kiểu Mỹ, khá được ưa chuộng tại Nhật, và một số sản phẩm thịt bò đã qua chế biến khác vẫn đang bị cấm nhập khẩu. Trong khi đó, chính Nhật Bản cũng có 26 trường hợp bò điên (so với Mỹ chỉ có 3). Và giờ đây một số con còn bị nhiễm phóng xạ.

Thuế có ảnh hưởng đến khá nhiều mặt hàng, ví dụ như cam quýt, táo, rượu vang, cookies, lúa mì, sản phẩm gỗ, giày, da,…Thêm vào đó, những rào cản phi thuế quan khác làm cho hàng nhập khẩu không thể đến với người tiêu dùng hoặc trở nên quá đắt đỏ. Tuy nhiên những rào cản này không thể ngăn cản hàng xa xỉ xâm chiếm Nhật Bản. Nước này đã từng là thị trường lớn nhất cho các mặt hàng xa xỉ cho đến khi Trung Quốc nổi lên. Cognac, váy, túi xách và cả Ferraris.

Gạo cũng không phải là một ngoại lệ. Trong sô 1,63 triệu nông dân ở Nhật Bản, 80% chỉ làm việc bán thời gian và 90% thu nhập của họ đến từ các nguồn khác ngoài nông nghiệp. Chỉ được canh tác trên diện hẹp, gạo là sản phẩm có năng suất thấp nhất ở Nhật Bản nhưng lại chiếm hầu hết trợ cấp nông nghiệp. Ở các cửa hàng thực phẩm, gạo được bán với giá rất đắt.

Giờ đây khi mà những lo ngại về ô nhiễm làm cho giá gạo tăng lên, gạo nhập khẩu trở nên được ưa chuộng hơn. Nhưng gạo nhập khẩu bị đánh thuế ở mức cao ngất ngưởng 778% . Chỉ có khoảng 682 tấn gạo được nhập khẩu miễn thuế nhưng hầu hết bị nhà nước quản lý và sau đó sử dụng làm thức ăn gia súc. Chỉ khoảng 100.000 tấn nhập khẩu miễn phí được dùng làm thực phẩm, chiếm 1,25% năng suất 8 triệu tấn trong nước. Vì vậy ngay cả gạo nhập khẩu cũng trở nên đắt đỏ.

Còn cái cớ gần đây nhất được chính phủ sử dụng để hạn chế nhập khẩu là các mặt hàng nhập khẩu giá thấp hơn sẽ làm tăng giảm phát.

Nhật Bản đã từng là một đất nước cực kỳ đắt đỏ. Nhưng tự do hóa thương mại đã tạo điều kiện cho hàng nhập khẩu thâm nhập thị trường và buộc hoạt động của các nhà sản xuất nội địa phải trở nên hiệu quả và cạnh tranh hơn. Cuối cùng điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến việc canh tác lúa và giá gạo có thể giảm đi đôi chút. Trong thời buổi kinh tế khó khăn này, đây là một tin tốt đối với người tiêu dùng. 

Nguồn Business Insider/DVT


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới