Những bất đồng của các nước tham gia RCEP
Khi các cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) kéo dài, một số quốc gia Đông Nam Á đang muốn đẩy các nền kinh tế lớn như Ấn Độ ra khỏi khối, hoặc thậm chí xem xét tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Ưu tiên hàng đầu cho 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vẫn là chốt lại RCEP, một thỏa thuận thương mại với Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc và New Zealand. Các nhà lãnh đạo ASEAN được kì vọng sẽ đồng ý nỗ lực và nhanh chóng tiến tới hướng tới một thỏa thuận tại hội nghị thượng đỉnh và các cuộc họp liên quan tại Singapore trong tuần này. Họ cũng sẽ lập ra một nhóm làm việc bắt đầu từ ngày 28.4 với hy vọng sẽ giải quyết những bất đồng trong thỏa thuận này.
Nhưng sau cánh cửa đóng kín, khối này vẫn tồn tại nhiều chia rẽ. Malaysia và Thái Lan đã ủng hộ một phiên bản 13 thành viên của thỏa thuận không bao gồm Ấn Độ, Australia hoặc New Zealand kể từ năm ngoái, Nikkei trích dẫn một nguồn tin ngoại giao cho hay. Trong khi đó, Indonesia vẫn cam kết với khung RCEP gốc.
Hồi đầu những năm 1990, Thủ tướng Malaysia – ông Mahathir Mohamad đã đề xuất một hiệp ước thương mại được gọi là Khối Kinh tế Đông Á giữa ASEAN và Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Một số thành viên ASEAN đang cân nhắc lại ý tưởng này trong bối cảnh RCEP không đạt nhiều bước tiến. Kể từ khi các cuộc đàm phán bắt đầu vào tháng 5 năm 2013, Ấn Độ đã đưa ra các biện pháp bảo vệ các sản phẩm nông nghiệp của mình. Nhưng Australia và New Zealand quyết tâm đạt được mức tự do hóa cao.
Malaysia và Thái Lan tin rằng khối sẽ gặt hái được những lợi ích kinh tế lớn hơn nếu đạt được thỏa thuận nhanh chóng, ngay cả khi phải loại bỏ một số quốc gia. Trung Quốc và Hàn Quốc có thể cũng hy vọng rằng việc loại bỏ các nền kinh tế lớn như Ấn Độ sẽ làm gia tăng sự bành trướng của họ trong khuôn khổ. Trong khi các nước có thể thương lượng kỹ thuật RCEP ban đầu và phiên bản 13 thành viên cùng một lúc, họ sẽ có ít động lực để tiếp tục sau khi họ đăng nhập vào một trong hai.
Trong khi đó, Nhật Bản lại đang cảnh giác việc Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng tới hiệp định này. Đất nước mặ trời mọc đang cố gắng thuyết phục ASEAN duy trì RCEP gốc.
TPP cũng làm giảm sức hút của RCEP đối với các nước Đông Nam Á. Nikkei cho rằng Việt Nam, nước đóng một vai trò quan trọng cùng với Nhật Bản trong việc đạt được thỏa thuận TPP sửa đổi, đã đột ngột không còn quan tâm đến RCEP. Và Thái Lan cũng háo hức tham gia TPP. Vào tháng 3, Phó Thủ tướng Somkid Jatusripitak đã yêu cầu cho Bộ Thương mại nước này lập một nhóm để xin tham gia TPP.
Ngay cả Singapore, nước đang nỗ lực để hiện thực hóa RCEP và là chủ tịch ASEAN năm nay, lo ngại rằng thỏa thuận này có thể khiến một lượng lớn công nhân chảy vào đất nước.
Xu hướng chống lại thương mại tự do đã phát triển mạnh mẽ hơn trong bối cảnh tranh chấp thương mại tiếp tục leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc. Một thỏa thuận cuối cùng về RCEP, bao gồm 16 quốc gia chiếm khoảng 30% nền kinh tế thế giới, sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho các thành viên mà còn gửi một thông điệp mạnh mẽ tới phần còn lại của thế giới. Mặt khác, việc không thể chốt lại thỏa thuận sẽ là một đòn giáng vào thương mại toàn cầu.
Nguồn Nikkei
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Hằng Nguyễn