Hủy
Thế giới

Thị trường đang hoảng loạn hơn bao giờ hết

Thứ Hai | 19/10/2015 08:53

Đó là nhận định của Credit Suisse sau khi làm việc với một loạt các nhà đầu tư tại Mỹ, châu Âu và châu Á.
 

Nhiều tuần qua, chiến lược gia chứng khoán toàn cầu Credit Suisse Andrew Garthwaite cùng cộng sự đã gặp gỡ và làm việc với nhiều khách hàng tại Mỹ, châu Âu và châu Á và nhận thấy mọi người đều đang không hiểu điều gì đang xảy ra trên thị trường.

Sau nhiều cuộc họp, nhóm chuyên gia của Credit Suisse đưa ra nhận định rằng: Hoảng loạn - chưa bao giờ thấy nhiều khách hàng không hiểu điều gì đang diễn ra đến như vậy… Tâm lý bi quan bao trùm thị trường Mỹ - chiếm gần 80% các buổi làm việc - nhưng có vẻ cân bằng hơn tại các thị trường khác. Thông thường tại Mỹ, câu hỏi đưa ra là “tại sao đây không phải là thị trường giá xuống?”. Mặt khác, tại châu Á, hầu hết các nhà đầu tư lại quan tâm ít hơn về Trung Quốc (một trong những phát hiện của Credit Suisse là nhà đầu tư càng gần Trung Quốc về mặt địa lý bao nhiêu lại càng ít lo ngại hơn về nền kinh tế nước này bấy nhiêu).

Rõ ràng thị trường thời gian gần đây biến động nhiều hơn và dường như mọi người không thể thống nhất được về thời điểm Fed sẽ kết thúc chính sách lãi suất cận 0, nhưng có một vài lý do khác mà giới đầu tư muốn bảo toàn vốn cho đến khi tương lai trở nên rõ ràng hơn. Dưới đây là một vài điểm đáng lưu ý.

1. Cú hạ cánh cứng của Trung Quốc: Chủ đề được bàn luận nhiều nhất, theo ông Andrew Garthwaite. “Giới đầu tư đồng ý rằng số liệu ‘thực’ là GDP của Trung Quốc chỉ là 3-4%. Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang đối mặt với tình trạng tăng trưởng giảm tốc cùng với nhiều lo ngại khác như mức độ vốn ‘xác sống’ trong nền kinh tế, nợ nước ngoài và diễn biến bất ổn của nhân dân tệ.

2. Kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại: Kết quả khảo sát giới đầu tư của Credit Suisse về tăng trưởng toàn cầu cho thấy tâm lý bi quan cực kỳ cao, gần mức kỷ lục. Mặc dù Trung Quốc và các thị trường mới nổi được xác định là nguyên nhân chính khiến tăng trưởng toàn cầu chậm lại, song nhiều nhà đầu tư cũng tỏ ra lo ngại về tình trạng kinh tế giảm tốc do tồn kho tại thế giới phát triển, nhất là ở Mỹ.

3. Tác động của chương trình nới lỏng định lượng (QE): Ngày càng nhiều hơn nhà đầu tư nghĩ rằng chương trình mua trái phiếu của ngân hàng trung ương không phát huy tác dụng đối với nền kinh tế toàn cầu. Quan điểm cho rằng QE không hiệu quả và trệch hướng nhận được nhiều ý kiến đồng thuận mặc dù nhóm nghiên cứu của Credit Suisse không nhất trí với quan điểm này.

4. Dự trữ ngoại hối giảm: Một những những mối lo ngại mới đang được thảo thuận là dự trữ ngoại hối giảm 0,5 nghìn tỷ USD. Credit Suisse một lần nữa không nghĩ rằng điều này đúng vì tình trạng sụt giảm dự trữ ngoại hối của Trung Quốc chiếm 80%, đồng thời điều này đồng nghĩa rằng thanh khoản nội địa sẽ tăng lên.

5. Những chính trị gia thù địch: Một số nhà đầu tư lo ngại rằng chính trị ngành càng “ít thân thiện với nhà tư bản hơn. Rốt cuộc, việc này cần được theo dõi, nhưng Credit Suisse cảm thấy rằng nếu không có sự quản lý nguồn vốn hoặc sự phối hợp toàn cầu, sẽ rất khó để đơn phương tăng thuế.

Tóm lại, theo ông Garthwaite, giới đầu tư đang rất quan tâm đến rủi ro trên thị trường toàn cầu - vốn được thừa nhận là “cao bất thường”.

Nhật Trường

Nguồn Bloomberg


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới