Hủy
Thế giới

Bắc Kinh ra điều kiện cho Pakistan trong "Nhất đới, nhất lộ"

Thứ Tư | 13/12/2017 10:25

CNBC

 
 
Trung Quốc có không ít điều kiện cho những quốc gia thuộc dự án Một vành đai, một con đường.

Trung Quốc đã dốc một số tiền lớn tài trợ các dự án cơ sở hạ tầng khắp châu Á trong chiến lược "Một vành đai, một con đường" (Nhất đới, nhất lộ). Đây cũng là tham vọng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong việc phục dựng "Con đường tơ lụa" cổ xưa.

Nhưng Trung Quốc sẽ quyết định những quốc gia nào sẽ nhận được tài trợ và khi nào – ví dụ về Pakistan đã đưa ra một lời cảnh báo.

Pakistan là trung tâm cho kế hoạch của Trung Quốc trong việc xây dựng mạng lưới cơ sở hạ tầng cho tham vọng Nhất đới, nhất lộ: Hai nước sẽ triển khai một loạt các dự án đất liền và trên biển lên đến gần 60 tỉ USD cho cái gọi là Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC). Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc đã tuyên bố sẽ ngưng cấp vốn cho ba con đường lớn nằm trong hành lang, theo tờ báo Pakistan hồi tuần trước. Bắc Kinh sẽ tiếp tục tài trợ sau khi đưa ra "hướng dẫn mới", tờ báo cho biết.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Ban thư ký CPEC vẫn chưa phản hồi yêu cầu bình luận của CNBC. Nếu thông tin này là đúng, tin tức trên là bằng chứng cho phong cách quản lý đơn phương của Trung Quốc, các nhà phân tích nói.

Bac Kinh ra dieu kien cho Pakistan trong
Đường màu xanh là hành lang kinh tế Trung Quốc Pakistan, đường màu đỏ là Con đường tơ lụa cổ xưa. Ảnh: CNBC

Ian Bremmer, Chủ tịch và là người sáng lập Công ty Tư vấn chính trị của Tập đoàn Eurasia, viết: "Những gì mà Bắc Kinh cho bạn, Bắc Kinh cũng có thể lấy lại. Dự án Vành đai Con đường là không minh bạch và dựa trên đồng thuận”.

Ông nói: "Việc Trung Quốc ra quyết định đầu tư dựa trên khía cạnh kinh tế có thể tạo ra rủi ro suy thoái cho những quốc gia phụ thuộc nhiều nhất vào sáng kiến Vành đai, Con đường của Trung Quốc”. Những quốc gia mà môi trường chính trị không ủng hộ các dự án Bắc Kinh sẽ gánh chịu nhiều hậu quả kinh tế nặng nề.

Ba con đường - tổng số ước tính chi phí gần 1 tỷ USD - liên kết một số thị trấn Pakistan. "Cắt nguồn tiền cho dự án là cách để truyền đạt một thông điệp chưa mạnh ngoại giao cho Pakistan của Trung Quốc: Chúng tôi sẽ chi, nhưng phải theo điều kiện của chúng tôi", đó là nhận định của European Foundation for South Asia Studies một tổ chức chuyên nghiên cứu về Nam Á, có trụ sở tại Amsterdam. Tổ chức này mô tả tình huống như là "một bước trừng phạt tạm thời để khẳng định sự kiểm soát."

Tại sao Trung Quốc lại ngưng rót tiền?

Các vấn đề an ninh và sự chia rẽ nội bộ giữa các chính trị gia Pakistan có thể đã gây ra mối quan ngại cho Bắc Kinh. "Các bộ của Pakistan chịu trách nhiệm thực hiện các dự án đã phải tạm ngưng vì tranh cãi nội bộ... Mối quan ngại rằng các dự án sẽ bỏ qua những vùng nghèo đói của Pakistan và sẽ có lợi cho các thành phố giàu có như Punjab", European Foundation cho hay.

Kết quả là, Bắc Kinh có thể muốn xem xét về việc ở Pakistan ai là người có tiếng nói cuối cùng và có thể đảm bảo thành công cho các dự án. Theo CNBC, Trung Quốc có thể đang tìm kiếm sự ủng hộ của giới quân sự Pakistan cho các dự án của họ.

Bởi vì các hành lang này là các lãnh thổ đang bị tranh chấp, sự đảm bảo của giới chức quân đội Pakistan cũng sẽ làm giảm bớt lo ngại về an toàn của Trung Quốc, nhóm nghiên cứu cho biết thêm.

Hành lang đi qua Gilgit Baltistan – là khu vực tranh chấp giữa Pakistan và Ấn Độ  và kết nối với khu vực Tân Cương đầy bất ổn của Trung Quốc với tỉnh Balochistan, vốn có nhiều nhóm nổi dậy tàn phá Pakistan. Đầu tháng này, nơi ở của các công nhân Trung Quốc ở Balochistan đã bị một nhóm vũ trang tấn công.

Các phiến quân ly khai ở Balochistan, nơi có cảng biển sâu là trung tâm trong kế hoạch của Trung Quốc ở Pakistan, thường tấn công dự án về năng lượng và cơ sở hạ tầng trong khu vực trong những năm gần đây.

Sự suy yếu của nền kinh tế Pakistan nói chung và các vấn đề chính trị ở Pakistan cũng có thể là mối quan tâm của Trung Quốc

"Trung Quốc rất có thể đang cân nhắc lại tình hình kinh tế yếu kém của Pakistan và chính quyền Pakistan dường như cũng không thể thực hiện những thay đổi chính sách nhằm khuyến khích Trung Quốc trở lại", Bremmer nói.

Nguồn CNBC


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới