Grab và Go-Jek: Cuộc so găng "kẻ tám lạng, người nửa cân"
→Go-Jek chuẩn bị gia nhập thị trường Việt Nam?
→Go-Jek của Indonesia muốn cạnh tranh với Grab và Uber ở Đông Nam Á
Thâu tóm được Uber là 1 chiến thắng lớn với Grab khi bớt đi được 1 đối thủ nặng ký. Tuy nhiên tham vọng thống trị thị trường Đông Nam Á của Grab vẫn đứng trước rất nhiều thách thức. Grab và Go-Jek bước vào cuộc cạnh tranh "nảy lửa" để thu hút các cựu tài xế của Uber, trong đó Indonesia là chiến địa nóng nhất.
Cuộc cạnh tranh hứa hẹn sẽ còn nhiều diễn biến căng thẳng khi xét về cả tiềm lực tài chính. Grab nhận được sự hậu thuẫn lớn từ Didi Chuxing của Trung Quốc và tập đoàn viễn thông Softbank Nhật Bản. Trong khi gã khổng lồ công nghệ Google và Tencent là những cái tên đứng sau Go-Jek.
Từng là bạn thân tại trường ĐH Harvard, ít ai ngờ, đến 1 ngày, CEO Anthony Tan của Grab và Nidiem Makarim của Go-Jek lại đứng trên hai bờ chiến tuyến.
Cuộc chiến của 2 người bạn
Nadiem Makarim sinh năm 1984, sáng lập Go-Jek cách đây 8 năm, nhưng phải đến năm 2014, khi thế giới bắt đầu chú ý đến sự phát triển của các ứng dụng gọi xe, anh mới huy động thành công vốn từ Quỹ đầu tư NSI Ventures của Singapore. Từ tháng 1/2015, Go-Jek chính thức thành lập dưới dạng một công ty cung cấp ứng dụng công nghệ, được điều hành bởi Makarim và một cổ đông khác.
Một năm sau, ứng dụng Go-Jek được tải về 7,5 triệu lần, số lượng lái xe trong mạng lưới tăng từ 500 lên 200.000. Đến giữa năm 2017, Go-Jek đã đạt 40 triệu lượt tải với 10 triệu người sử dụng trung bình mỗi tuần, chiếm 50% hoạt động vận tải của Indonesia nói chung và và 95% thị trường giao nhận đồ ăn nói riêng.
Ở phương diện tài chính, họ cũng ngang ngửa nhau. Grab được sự chống lưng từ Didi Chuxing (Trung Quốc) và Tập đoàn viễn thông SoftBank (Nhật Bản). Trong khi đó, Go-Jek lại có Tencent, Google. Họ đều có kế hoạch IPO trong thời gian tới.
Tuy nhiên, Nadiem Makarim cho rằng, họ không coi việc ai nhiều tiền hơn mà quan trọng là ai sẽ đổi mới nhanh hơn. Grab đang chứng tỏ thế mạnh chiếm lĩnh thị phần nhờ am hiểu thị trường địa phương và phát triển các giải pháp không theo khuôn mẫu. Còn Go-Jek lại đang chiếm lĩnh tại Indonesia thị trường đông dân nhất khu vực và thể hiện là một ứng dụng cho tất cả nhu cầu của con người nhanh hơn Grab.
cạnh tranh "sân nhà đối thủ"
Với khoảng 45 triệu xe gắn máy trên một thị trường hơn 90 triệu dân, Việt Nam đang trở thành một thị trường vô cùng hấp dẫn cho Go-Jek thực thi chiến lược mở rộng kinh doanh. "Chúng tôi luôn ở trong thế phòng thủ, đã đến lúc cạnh tranh ở sân nhà đối thủ", đó là quan điểm mà CEO Nadiem Makarim của Go-Jek đưa ra từ năm 2017.
"Sân nhà đối thủ" không ai khác chính là Việt Nam. Theo nguồn tin Tuổi Trẻ Online, hiện hãng công nghệ này đã chọn được CEO cho Go-Jek Việt Nam, một gương mặt từng làm trong mảng tài chính - công nghệ ở một ngân hàng Việt Nam.
Go-Jek đang gián tiếp bày rỏ sự tin tưởng sẽ hoạt động tốt tại một nền kinh tế đang phát triển, nơi cơ sở hạ tầng chưa thực sự tốt như Việt Nam. Như vậy, thời điểm Việt Nam trở thành thị trường thứ 3 của Go-jek tại khu vực ASEAN đang đến rất gần, đồng nghĩa với việc sự "cạnh tranh khốc liệt" giữa các hãng xe ôm công nghệ sau khi Uber rút khỏi Việt Nam tiếp tục chưa có hồi kết.
Nguồn Nikkei
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Hải Đăng