Mỹ, EU và Nhật bắt tay đối phó Trung Quốc về thương mại không công bằng
EC
Mỹ, Liên minh Châu Âu (EU) và Nhật Bản đã công bố một quan hệ đối tác để đương đầu với vấn đề dư thừa sản lượng và chuyển giao công nghệ bắt buộc, có thể làm nóng mối quan hệ của họ với Trung Quốc.
Ba nước đã đưa ra một tuyên bố chung vào ngày 12.12 tại các cuộc họp thường niên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhằm vào tình trạng "năng lực sản xuất dư thừa lớn tại các ngành then chốt", trợ cấp làm bóp méo thị trường và các chính sách bắt buộc các công ty chuyển giao các công nghệ độc quyền ở nước ngoài.
Mặc dù tuyên bố này không đề cập cụ thể đến Trung Quốc, các quan chức thương mại tại hội nghị thượng đỉnh Buenos Aires cho hay, liên minh mới được xem như là một một cảnh báo rõ ràng cho Trung Quốc khi nước này tìm cách mở rộng ảnh hưởng đối với thương mại toàn cầu.
"Chúng tôi, để giải quyết vấn đề hệ trọng này, đã đồng ý tăng cường hợp tác ba bên trong WTO và các diễn đàn khác, nếu thích hợp, để loại trừ các các hành vi bóp méo và bảo hộ thị trường không công bằng của các nước thứ ba", tuyên bố chung của Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer, Ủy viên Thương mại EU Cecilia Malmstrom và Bộ trưởng Thương mại Nhật Hiroshige Seko cho biết.
Các quan chức thương mại Mỹ từ lâu đã chỉ trích điều mà họ nói là vai trò của Trung Quốc trong việc khuynh đảo thị trường thép toàn cầu với năng lực sản xuất dư thừa của mình và khiến giá thép giảm. Bộ Thương mại Mỹ sẽ đưa ra một báo cáo cho Tổng thống Donald Trump nhằm xác định liệu nhập khẩu thép, đặc biệt từ Trung Quốc, có đặt mối nguy về an ninh và phải bị đánh thuế hay không.
Robert Holleyman, một đối tác của Crowell & Moring LLP ở Washington, cho biết: "Sản xuất dư thừa là môt nỗi nhức nhối chung khiến 3 đối tác đoàn kết với nhau", Robert Holleyman, người từng là Phó đại diện Thương mại của Mỹ dưới thời |Tổng thống Barack Obama, cho biết. "Mỹ, EU và Nhật Bản muốn sử dụng mọi công cụ có thể để khiến Trung Quốc giải quyết vấn đề dư thừa năng lực sản xuất".
Điều tra thép
→Mỹ áp thuế rất cao với thép nhập khẩu từ Việt Nam, xuất xứ Trung Quốc
Mỹ cũng đang điều tra thép được chuyển qua các nước thứ ba từ Trung Quốc để tránh các nghĩa vụ thuế. Tháng này, Bộ Thương mại Mỹ đã áp thuế nhập khẩu đối với sản phẩm thép từ Việt Nam mà cơ quan này cho là xuất phát từ Trung Quốc.
Sản lượng thép thô của các nước và khu vực trong năm 2016, tổng sản lượng thép thô của thế giới năm 2016 là 1.630 tấn. Ảnh: Hiệp hội thép thế giới |
Mặc dù Trung Quốc cam kết giảm sản lượng thép hàng năm của nước này xuống 150 triệu tấn trước năm 2020, nhưng nước này vẫn là nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới và chiếm gần một nửa tổng sản lượng thép của thế giới.
Sản lượng thép thành phẩm của các nước và khu vực trong năm 2016, tổng sản lượng thép thô của thế giới năm 2016 là 1.515 tấn. Ảnh: Hiệp hội thép thế giới |
Trong những năm gần đây, Mỹ, EU và Nhật Bản đã tìm cách giảm tình trạng dư thừa năng lực sản xuất trên thị trường thép toàn cầu thông qua Nhóm 20 nền kinh tế và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Tháng trước, văn phòng của Đại diện Thương mại Mỹ cho biết nỗ lực của OECD đã không thể cải cách theo định hướng thị trường ở các nước như Trung Quốc và đe dọa sẽ "đáp trả mạnh mẽ với các nguyên nhân và hậu quả của việc dư thừa sản lượng thép".
Nguồn Bloomberg
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư