Hủy
Thế giới

Tình báo Mỹ: Trung Quốc đang mở rộng căn cứ ở nước ngoài

Hà Cúc Thứ Bảy | 14/10/2017 22:21

 
 
Trung Quốc đang xây dựng mô hình kết hợp giữa các cảng thương mại gần nhất với nhu cầu hậu cần của quân đội Trung Quốc ở nước ngoài.

Mới đây, quân đội Trung Quốc loan báo thiết lập một căn cứ hỗ trợ hậu cần ở Djibouti, một quốc gia nhỏ tại châu Phi, để phục vụ cho các chiến dịch nhân đạo, duy trì hòa bình và hộ tống trên biển ở vùng châu Phi và vùng tây châu Á, cũng như hỗ trợ cho các cuộc thao dượt quân sự và di tản khẩn cấp.

Theo hãng tin Bloomberg, căn cứ quân sự đầu tiên của Trung Quốc ở nước ngoài này, rất có thể sẽ là khởi đầu cho nhiều căn cứ quân sự khác mà Trung Quốc sẽ thiết lập khắp thế giới. Tại căn cứ này có nhiều cơ sở hạ tầng quân sự, như trại lính, các đơn vị bảo trì, nhà kho và các bến tàu có thể tiếp nhận hầu hết các tàu của hạm đội Trung Quốc. Nói cách khác, căn cứ ở Djibouti có thể sẽ được Trung Quốc dùng để tung lực lượng ra vùng bắc châu Phi, cũng như củng cố vị thế của họ ở vùng Ấn Độ Dương.

Tinh bao My: Trung Quoc dang mo rong can cu o nuoc ngoai
 

Trước đó, tỉ phú Trung Quốc Quách Văn Quý (Guo Wengui) hiện định cư tại Mỹ vừa tiết lộ thông tin chấn động về mạng lưới tình báo Trung Quốc hoạt động tại Mỹ. Theo ông Quách, mạng lưới tình báo của Bắc Kinh hoạt động tại Mỹ lên tới 25.000 người. Trong đó hơn 15.000 điệp viên đã tham gia các hoạt động gián điệp kể từ năm 2012. Thông tin này càng khiến giới tình báo Mỹ quan ngại về các hoạt động ngầm được chỉ huy từ Bắc Kinh.

“Phải nói rằng nó giống như một căn cứ quân sự. Đây là lần đầu tiên họ có căn cứ ở nước ngoài”, tướng Thomas Waldhauser, Tư lệnh Bộ chỉ huy Các lực lượng Mỹ ở châu Phi, nhận định về căn cứ của Trung Quốc mới đặt tại châu Phi. Ông Waldhauser nói thêm: “Chúng ta chưa bao giờ có căn cứ tương tự như vậy, thế nên mới nói rằng đó là một đối thủ cạnh tranh ngang hàng”.

Theo báo cáo của Lầu Năm Góc, căn cứ Djibouti cùng với những chuyến thăm thường xuyên của tàu hải quân đến cảng nước ngoài đã phản ánh mức độ ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc cũng như sự mở rộng tầm với của lực lượng vũ trang nước này. Báo cáo còn cho biết, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tìm cách thiết lập các căn cứ quân sự khác ở các nước có quan hệ hữu nghị lâu dài và có lợi ích chiến lược tương tự như Pakistan. Đối với Ấn Độ, việc xây dựng cơ sở này làm gia tăng mối quan ngại rằng Bắc Kinh đang mở rộng “chuỗi hạt ngọc trai”, tạo điều kiện cho hoạt động giám sát đối với Vùng Vịnh và các lãnh thổ phía Tây Ấn Độ.

Những cảnh báo nói trên được đưa ra vào lúc Chủ tịch Tập Cận Bình đang củng cố thế lực trước Đại hội diễn ra trong tháng 10 và trước chuyến viếng thăm Trung Quốc của tổng thống Donald Trump vào tháng 11.2017. Trung Quốc hiện có một quân đội được hiện đại hóa nhanh nhất thế giới. Theo báo cáo từ Lầu Năm Góc, Trung Quốc đã chi 180 tỷ USD cho quốc phòng vào năm 2016, lớn hơn con số chính thức công bố là hơn 140 tỷ USD. Trên con đường bành trướng thế lực quân sự và kinh tế, Bắc Kinh tỏ ra ngày càng cứng rắn hơn về tranh chấp chủ quyền Biển Đông, về quan hệ với Đài Loan và đang đẩy mạnh sáng kiến "Một vành đai, Một con đường" để tăng cường quan hệ thương mại với thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực châu Á. Giới lãnh đạo Trung Quốc xem cái trật tự thế giới do Mỹ đứng đầu, nhất là hệ thống các liên minh với Mỹ và việc cổ súy cho các giá trị Mỹ trên toàn cầu, là những yếu tố ngăn chặn việc Trung Quốc trỗi dậy và thay đổi trật tự thế giới cho phù hợp hơn với nhu cầu của Bắc Kinh.

Tinh bao My: Trung Quoc dang mo rong can cu o nuoc ngoai
 

Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ, Trung Quốc đang tìm cách thành lập thêm nhiều trung tâm có thể hoạt động trên khắp khu vực châu Á – Thái Bình Dương, từ đó tạo nên mô hình kết hợp giữa các cảng thương mại gần nhất với nhu cầu hậu cần của quân đội Trung Quốc ở nước ngoài.


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới