Triều Tiên sẽ đóng cửa khu thử hạt nhân, dừng phóng tên lửa
CHDCND Triều Tiên đã đạt được mục tiêu phát triển một kho vũ khí hạt nhân và đang đình chỉ các cuộc thử nghiệm vũ khí nguyên tử hoặc tên lửa đạn đạo liên lục địa, báo chí nhà nước Triều tiên dẫn lời nhà lãnh đạo Kim Jong Un cho hay.
Ông Kim cho biết, địa điểm thử nghiệm hạt nhân ở phía Bắc củaTriều Tiên sẽ bị tháo dỡ. Punggye-ri, được xây dựng trong một thung lũng núi hẻo lánh phía đông bắc Bình Nhưỡng và là địa điểm diễn ra 6 thử hạt nhân. Gần đây, giới quan sát nghi ngờ rằng cấu trúc của khu vực này đã suy yếu và không phù hợp để thực hiện các vụ thử hạt nhân nữa.
Trong cuộc họp của Đảng Lao động Triều Tiên, ông Kim nói: "Tôi long trọng tuyên bố rằng chúng ta đã đạt được một năng lực hạt nhân đáng kể. Quyết định đình chỉ thử nghiệm hạt nhân của chúng ta là một phần trong các bước tiến quan trọng của thế giới đối với giải trừ hạt nhân và chúng ta sẽ tham gia các nỗ lực toàn cầu để chấm dứt hoàn toàn các vũ thử nghiệm hạt nhân”. Lời tuyên bố này được đưa ra trước các cuộc đàm phán ngày 27.4 giữa ông và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và một hội nghị thượng đỉnh tiềm năng với Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng 5 hoặc tháng 6.
Phản ứng của ông Trump
Một phát ngôn viên của tổng thống Hàn Quốc, ông Moon Jae-in cho biết thông báo KCNA là một dấu hiệu tốt cho hội nghị thượng đỉnh vào này 27.4 tới, trong khi Trump ca ngợi tuyên bố của Kim trong một bài đăng trên Twitter gọi đó là "tin tốt cho Triều Tiên và Thế giới." Ông nói thêm: “Tiến bộ lớn! Rất mong chờ Hội nghị thượng đỉnh của chúng ta".
Triều Tiên thực tế đã dừng các thử nghiệm vũ khí trong 5 tháng qua, sau khi bắn một tên lửa vào ngày 29.11 và tuyên bố rằng nó có thể bay đến bất kỳ thành phố nào ở Mỹ. Sau vụ phóng tên lửa này, ông Kim tuyên bố mục tiêu vũ khí hạt nhân của Triều Tiên đã "hoàn thành".
Theo trang web 38 North, Hình ảnh từ vệ tinh thương mại từ ngày 17 tháng 3 cho thấy không có bằng chứng về hoạt động đường hầm hoặc sự hiện diện của bất kỳ nhân viên hoặc phương tiện nào trong khu vực, kể cả Trung tâm Chỉ huy tại Punggye-ri.
Ông Hong Tae-kyung, giáo sư địa vật lý tại Đại học Yonsei tại Seoul, cho hay: "Nhiều đường hầm đã sụp đổ và thậm chí có khả năng rò rỉ phóng xạ ở đó". Ông Hong là người đã nghiên cứu dữ liệu địa chấn và địa chất thu được từ các thử nghiệm hạt nhân của Triều Tiên, ông nói: "Thực tế, rất khó có thể sử dụng chúng [Punggye-ri]để thử nghiệm hạt nhân nữa.”
Nếu Triều Tiên tiếp tục thử nghiệm hạt nhân vào một thời điểm nào đó thì họ có thể sẽ chọn một địa điểm khác ở phía đông, ít dân cư hơn và có nguy cơ nhiễm bẩn thấp hơn cho Bình Nhưỡng, ông Hong nói thêm.
Shin Beomchul, một giáo sư tại Học viện Ngoại giao Quốc gia Hàn Quốc, đã gọi lời tuyên bố của ông Kim là một "toan tính cẩn thận tạo ra hy vọng với thế giới rằng quốc gia này sẽ thay đổi sau các hội nghị thượng đỉnh". Ông Shin nói: "Vẫn còn khó để biết được liệu Triều Tiên có thực sự muốn phi hạn nhân hóa hay không. Thực tế, lời bình luận này cũng chưa nói lên nhiều điều, chưa có thay đổi về vị thế hạt nhân của Triều Tiên".
Nhà lãnh đạo Kim Jong Un từ lâu đã nói rằng ông muốn đất nước của mình được công nhận là một cường quốc hạt nhân, nhưng các quốc gia bao gồm cả Hàn Quốc và Mỹ muốn Triều Tiên đóng băng và tháo dỡ kho vũ khí của mình hoàn toàn, sẽ thật là khó để đạt được những bước tiến về điều này.
Trong một bài phát biểu tại Hàn Quốc hôm thứ 5, trước cuộc họp với ông Kim Jong Un, Tổng thống Moon cảnh báo rằng việc thực hiện bất kỳ thỏa thuận nào với Triều Tiên sẽ là một thách thức, ngay cả khi ông lạc quan về việc đạt được thỏa thuận "về cơ bản". Ông Moon cho biết: "Thực tế mà nói, chúng ta chỉ mới đang bước vào ngưỡng cửa của một cuộc đối thoại”.
Tuy nhiên, Triều Tiên đang bi nhiều nước cấm vận kinh tế, bao gồm Trung Quốc, và ông Trump thường xuyên cảnh báo về các biện pháp quân sự nếu ông Triều Tiên tấn công Mỹ. Trong cuộc họp ngày 20.4 của đảng Lao động Triều Tiên, ông Kim nói về sự cần thiết phải ưu tiên đưa năng lượng và nguồn lực vào việc xây dựng nền kinh tế, theo tuyên bố của KCNA.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên đã chú trọng hơn vào phát triển kinh tế cùng với các mục tiêu hạt nhân của ông kể từ khi nắm quyền vào năm 2011, một sự thay đổi có thể tạo điêu kiện cho những hỗ trợ tài chính từ Mỹ và các đồng minh của mình hấp dẫn hơn trong các cuộc đàm phán. Vào năm 2013, Kim lần đầu tiên tuyên bố mục tiêu của ông là vừa phát triển kinh tế và vừa phát triển lực lượng hạt nhân.
Nhật Bản bày tỏ hoài nghi về cam kết của ông Kim về chương trình hạt nhân của Triều tiên. Bộ trưởng Tài chính Taro Aso nói với các phóng viên hôm thứ Sáu tại Washington: "Chúng tôi đã thấy Triều Tiên hứa hẹn nhiều lần, chúng tôi đã viện trợ với điều kiện họ sẽ kết thúc chương trình hạt nhân. Nhưng tôi nhớ rằng họ chỉ lấy tiền của chúng tôi mà thôi".
Nguồn Bloomberg
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư