Hủy

Cảng Lạch Huyện đón đầu làn sóng thương mại quốc tế

Mạnh Đức Chủ Nhật | 06/05/2018 22:41

Tuổi trẻ

 
 
Việc xây dựng cảng Lạch Huyện bắt đầu vào năm 2013, với chi phí ước tính lên đến 1 tỷ USD. Cảng sẽ có công suất xử lý khoảng 300.000 container 20-feet.

Hải Phòng sẽ mở một cảng nước sâu trong tháng này, tiến một bước để trở thành một liên kết hàng hải quan trọng ở phía Bắc và nâng cao vị thế của đất nước trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Hải Phòng từ lâu đã nổi tiếng là thành phố cảng. Tuy nhiên, cảng hiện tại nằm trên sông Cấm, nơi có độ sâu tối đa 7 mét và không thể tiếp nhận tàu container lớn.

Tuy nhiên, cảng quốc tế Lạch Huyện mới, quay mặt ra biển, có mực nước sâu 14 m. Cầu cảng có chiều dài 750m, dài gấp đôi cầu cảng Hải Phòng Cảng cũng sẽ được trang bị hai cần cẩu container.

Việc xây dựng bắt đầu vào năm 2013, với chi phí ước tính lên đến 1 tỷ USD. Khi giai đoạn đầu tiên được hoàn thành vào ngày 13.5, cảng sẽ có công suất xử lý khoảng 300.000 container 20-feet (TEUs). Con số này sẽ tăng lên khoảng 2-3 triệu TEUs vào năm 2019 khi năng lực tăng lên.

Kết hợp với công suất của cảng hiện tại, Hải Phòng sẽ có khả năng xử lý khoảng 5 triệu TEUs. Điều đó nâng công suất của thành phố hoa phượng đỏ lên ngang bằng với cảng của TP.HCM, nơi xử lý 5,94 triệu TEUs trong năm ngoái. Năng lực vận chuyển của Hải Phòng vẫn còn thua xa với cảng Singapore, cảng lớn nhất Đông Nam Á với 33,66 triệu TEUs. Nhưng Hải Phòng sẽ thu hẹp khoảng cách với các cảng như Laem Chabang của Thái Lan, nơi có năng lực xử lý 7,78 triệu TEUs.

Các dự án cơ sở hạ tầng khác cũng đang được triểu khai nhằm bổ sung cho dự án cảng của Hải Phòng. Một đường cao tốc mới nối thành phố cảng với thủ đô Hà Nội giảm thời gian đi lại xuống còn một nửa, chỉ khoảng 90 phút. Một tuyến đường cao tốc khác đến Quảng Ninh, nơi có các nhà máy của các công ty Nhật Bản, sẽ mở cửa trong năm nay.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết cảng Lạch Huyện giữ vai trò then chốt trong chiến lược hàng hải của Việt Nam. Miền Bắc Việt Nam đang dần trở thành một trung tâm sản xuất cho các ngành máy móc thiết bị điện tử, ô tô và chính xác. Samsung Electronics đã thành lập các nhà máy điện thoại di động trong khu vực đó. Khu công nghiệp Deep C gần Lạch Huyện đã thu hút khoảng 80 công ty từ cả trong và ngoài nước.

IHI, tập đoàn công nghiệp Nhật Bản đã đầu tư vào khu công nghiệp, cho biết: "Xét trên khía cạnh nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm, một cảng lớn tạo ra một lợi thế rất lớn".

Ở những nơi khác ở phía bắc, nhà máy lọc dầu thứ hai của Việt Nam sẽ bắt đầu hoạt động vào ngày 13.5, trùng với ngày khai trương Lạch Huyện. Các nhà đầu tư vào khu phức hợp Nghi Sơn ở tỉnh Thanh Hóa bao gồm Idemitsu Kosan và Mitsui Chemicals của Nhật Bản, cũng như Kuwait Petroleum International. Với sản lượng 200.000 thùng dầu/ngày, nhà máy lọc dầu sẽ có khả năng đáp ứng 70% nhu cầu nhiên liệu của Việt Nam, tăng từ mức 30%.

Nhiều mặt hàng xuất khẩu của miền Bắc Việt Nam tới Bắc Mỹ và châu Âu hiện đang được vận chuyển qua ngã Singapore hoặc Hồng Kông. Nhưng hãng tàu Mitsui O.S.K. có kế hoạch mở một tuyến vận chuyển trực tiếp từ Lạch Huyện đến Bắc Mỹ. Hãng vận tải biển Nhật Bản hy vọng doanh nghiệp xuất khẩu sẽ tăng trưởng theo Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương và các hiệp định thương mại tự do khác.

Nhiều công ty đang cũng đang được xây dựng quanh cảng Lạch Huyện. Nhà máy ô tô của Vingroup cũng đang được xây dựng tại một khu kinh tế gần đó. Tập đoàn có kế hoạch bán 100.000 đến 200.000 xe trong năm tới, và xuất khẩu sang các quốc gia Đông Nam Á khác.

Sự xuất hiện của các thành phố cảng lớn ở cả miền Bắc và miền Nam Việt Nam có thể ảnh hưởng đến ngành logistics trên khắp Đông Nam Á. Hành lang kinh tế Đông Tây, dựa trên một kết nối đường bộ dài 1.500km trên khắp Việt Nam, Lào, Thái Lan và Myanmar, hiện đang hoạt động tiết kiệm cho một số khu vực của Myanmar. Việc đi lại xuyên biên giới trong khu vực chưa bao giờ dễ dàng hơn thế.

Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã thực hiện hầu như tất cả thuế quan giữa các thành viên và cộng đồng kinh tế đang tìm cách cải thiện thủ tục hải quan. Hành lang kinh tế Đông Tây có thể cung cấp một con đường cho Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Lào, miền đông Thái Lan và những nơi khác.

Nhưng Việt Nam phải đối mặt với một số thách thức để tận dụng triệt để cơ sở hạ tầng cảng của mình. Trong khi Singapore và các quốc gia ASEAN khác đang đơn giản hóa thủ tục giấy tờ, thì ở Việt Nam vấn đề này vẫn còn rất nhiêu khê. 

Nguồn Nikkei


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới