Hủy

Có lần thứ ba may mắn cho cá tra Việt Nam?

Như Mai Thứ Bảy | 14/04/2018 09:42

 
 
Đối mặt với tình trạng suy giảm xuất khẩu cá tra sang Mỹ và châu Âu, doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam đã chuyển sang thị trường Trung Quốc.

Châu Âu và Mỹ giảm sút, Trung Quốc tăng mạnh

Doanh số của các công ty xuất khẩu cá tra/basa của Việt Nam sang thị trường châu Âu và Mỹ đã tăng mạnh rồi sau đó giảm xuống, vì hiện giờ họ đang chuyển trọng tâm sang Trung Quốc.

Tại Diễn đàn Thủy sản Bắc Đại Tây Dương (NASF) gần đây Gorjan Nikolik, một nhà nghiên cứu của Rabobank, đặt ra câu hỏi là các nhà xuất khẩu của Việt Nam liệu có "lần thứ ba may mắn?".

⇒Thuế 0%, Vĩnh Hoàn rộng đường vào Mỹ

Ông Nikolik nói: "Họ may mắn ở Trung Quốc, vì các công ty Trung Quốc đã cho phép họ [các nhà cung cấp Việt Nam] xuất khẩu vào Đại lục”. Trước đây, Trung Quốc không cấp phép nhập khẩu mặt hàng này, và nước này cũng là nước xuất khẩu cá rô phi lớn nhất thế giới. Các nhà xuất khẩu cá tra/basa của Việt Nam cũng khó mà cạnh tranh được với một sản phẩm không nhiều khác biệt”.

Tuy nhiên, theo Nikolik, các công ty xuất khẩu cá rô phi ở Trung Quốc đã quá tập trung vào thị trường Mỹ. Ông nói: "Các nhà xuất khẩu cá rô phi Trung Quốc đôi khi xuất những sản phẩm chất lượng kém vào thị trường Mỹ và đôi khi sản phẩm này bị từ chối. Vì vậy, họ bán lại những sản phẩm đó cho thị trường Đại lục, và không nghĩ dài hạn rằng Trung Quốc sẽ là thị trường lớn nhất của họ trong 10 năm nữa”.

"Vì vậy, họ đã làm giảm hình ảnh của chính mình trong thị trường địa phương và mở cửa cho cá tra/ basa, được xem như là một sản phẩm chất lượng cao. Nhưng, chúng ta hãy xem liệu xuất khẩu cá tra của Việt Nam có thể duy trì tốc độ hiện tại trong, khi mà ở châu Âu và Mỹ, các nhà xuất khẩu Việt Nam cũng không tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm khác biệt ", Nikolik nói trong sự kiện của NASF.

Ở châu Âu, các công ty cá tra của Việt Nam bán giá thấp, nhưng bị ảnh hưởng bởi những thông tin tiêu cực từ các phương tiện truyền thông tại những thị trường này. Doanh số xuất khẩu cá tra/ba sa vào thị trường này giảm từ hơn 200.000 tấn năm 2010 xuống còn khoảng 75.000 tấn vào năm 2017, theo dữ liệu của ông Ragnar Nystoyl, giám đốc công ty Analyse Kontali, một công ty phân tích.

Ông Nikolik nói: "Sau đó, các nhà xuất khẩu Việt Nam nghĩ họ sẽ xuất vào thị trường nào? Vì vậy, họ đã hướng sang Mỹ, và liên tục gia tăng thị phần ở đây. Nhưng, chiến thuật tương tự cũng không có hiệu quả; sản phẩm của họ rất cơ bản và không có gì khác biệt. Cạnh tranh về giá cả đã không phát huy hiệu quả".

Doanh số xuất khẩu vào thị trường Mỹ cũng giảm từ hơn 130.000 tấn philê vào năm 2016 xuống còn hơn 100.000 tấn vào năm 2017. Điều này một phần do Cục Quản lý Thực phẩm và Dược Mỹ không còn thực hiện việc kiểm tra các lô hàng xuất khẩu nữa mà chuyển sang Cơ quan Thanh tra và An toàn Thực phẩm của Bộ Nông nghiệp Mỹ.

Tháng 2, Việt Nam đã đệ đơn khiếu nại trước cơ quan giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại Thế giới tuyên bố rằng sự thay đổi chế độ kiểm tra cá tra của Mỹ là hành động thương mại không công bằng.

Nikolik cho biết mặc dù Việt Nam đã giành được thị phần ở Mỹ từ cá rô phi Trung Quốc, việc xuất khẩu cá tra từ Việt Nam sang Mỹ đã không tăng trưởng. Ông nói: "Để bán được nhiều hàng hơn hơn, doanh nghiệp Việt Nam đã giảm giá, và ho thực tế đang mua thị phần, không có sản phẩm khác biệt. Sau đó, họ đang chuyển sang Trung Quốc ".

Liệu có bền vững?

Nikolik để đặt ra một câu hỏi mới: “liệu chiến lược này có thành công không?”. Cho tới hiện tại, các doanh nghiệp Việt Nam đã phần nào thành công. Nikolik đã đưa một biểu đồ cho thấy doanh thu xuất khẩu cá tra từ Việt Nam sang Trung Quốc đã tăng từ 250 triệu USD trong năm 2016 lên khoảng 400 triệu USD năm 2017.

Co lan thu ba may man cho ca tra Viet Nam?
 

Trong năm 2013, EU chiếm 22% doanh thu xuất khẩu cá tra của Việt Nam, Trung Quốc và Hồng Kông chỉ chiếm 5%. Tuy nhiên, năm 2017, xuất khẩu cá tra sang châu Âu chỉ còn 11% và Trung Quốc/Hồng Kông chiếm 23%.

Undercurrent, một trong những trang web hàng đầu về thị trường thủy sản thế giới, dẫn thông tin rằng trong những tháng gần đây rằng Trung Quốc không chỉ mua sản phẩm 'tiêu chuẩn' từ Việt Nam, mà còn nhanh chóng chuyển từ mua toàn bộ con cá sang mua phi lê chất lượng cao.

Người mua hàng Trung Quốc ưa thích cá nhỏ hơn thị trường Châu Âu có lợi cho các nhà sản xuất, trong khi họ vẫn phải trả "mức giá toàn cầu" hiện tại - vốn đang mức cao kỷ lục. Câu hỏi của vị chuyên gia Rabobank đặt ra một vấn đề rất đáng quan tâm khi mà theo hiệp hội Cá tra Việt Nam, Trung Quốc sẽ là thị trường xuất khẩu cá tra chính của Việt Nam trong năm 2018 và 2019, chiếm tỉ trọng khoảng 30%.

Trong cuộc họp hội viên của Hiệp hội Cá tra Việt Nam ngày 9/4, các doanh nghiệp đều bày tỏ lo ngại việc tăng trưởng nóng xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc. Thị trường "dễ tính" này thường xuyên biến động khó lường, tác động tiêu cực đến sản lượng cũng như xảy ra tình trạng bùng phát đào ao nuôi cá.

Nguồn Undercurrent


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới