CPI tháng 5 cao nhất trong 6 năm qua
Tính chung trong 5 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 3,01 so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân tăng cao là do trong tháng này đã có 9 nhóm hàng tăng giá. Cụ thể, nhóm giao thông có mức tăng cao nhất là 1,72%, hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,88%, nhà ở, điện nước và vật liệu xây dựng tăng 0,34%, thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,1%, các nhóm khác như đồ uống, văn hóa, giải trí và du lịch chỉ tăng nhẹ dưới 0,1%. Tháng này chỉ có nhóm bưu chính viễn thông là giảm với mức giảm 0,14%.
Các nguyên nhân chính gây tình trạng tăng giá của nhiều nhóm mặt hàng trong tháng 5 là do xăng dầu liên tục điều chỉnh tăng. Cùng với đó, kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài nên nhu cầu ăn uống ngoài gia đình và du lịch tăng cao làm cho giá các mặt hàng này cũng tăng hơn so với tháng trước.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài nên nhu cầu ăn uống ngoài gia đình và du lịch tăng cao làm cho giá các mặt hàng này tăng hơn so với tháng trước.
Giá xăng dầu điều chỉnh liên tiếp tăng 2 lần trong tháng 5, góp phần làm tăng CPI chung 0,16%. Ngoài ra, các lí do khác là giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng, thời tiết nắng nóng nên nhu cầu tiêu dùng điện và nước tăng làm cho giá điện, nước sinh hoạt tăng.
Ở chiều ngược lại, các nguyên nhân kìm bớt đà tăng chỉ số CPI trong tháng 5/2018 là do giá một số loại quả tươi, quả chế biến giảm do nguồn cung dồi dào, giá nhà thuê giảm do sinh viên vào dịp nghỉ hè giảm.
Tổng cục Thống kê cũng tính lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) tháng 5/2018 tăng 0,11% so với tháng trước, tăng 1,37% so với cùng kỳ. Nếu tính 5 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ năm 2017 lạm phát cơ bản tăng 1,34%.
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Trực Thanh
-
Nguyễn Mai
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Hằng Nguyễn