Khu vực tư nhân và giáo dục nước ngoài sẽ là động lực kinh tế mới của Việt Nam
Hội nhập sâu hơn thì nguồn nhân lực phải đáp ứng các yêu cầu cao hơn về kỹ năng
Tung Pham muốn làm việc ở tại Việt Nam, nhưng anh cũng muốn làm việc một công ty quốc tế có thể đề nghị những mức lương tốt. Vì vậy, anh chọn đi học nước ngoài, tại Đại học George Washington. Giờ đây, để tiếp tục củng cố cơ hội của mình, anh có kế hoạch quay trở lại Mỹ để lấy bằng thạc sĩ. Nhưng Việt Nam không nên lo ngại về việc này.
Việt Nam đã trải qua giai đoạn tăng trưởng kinh tế ấn tượng. Nhờ vào lực lượng lao động dồi dào nhưng lương thấp và phần lớn có tay nghề thấp, GDP của Việt Nam đã tăng 3.303% từ năm 1990 đến năm 2016, mức tăng trưởng nhanh nhất ở Đông Nam Á. Sự bùng nổ đó đã giúp Việt Nam nổi lên như một điểm đến chiến lược ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương.
Nhưng khi nền kinh tế của đất nước hội nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị, hệ thống giáo dục của Việt Nam không cung cấp lực lượng lao động có tay nghề cho các ngành công nghiệp, tạo ra một thách thức đe dọa làm giảm tốc độ tăng trưởng của Việt Nam. Và khu vực tư nhân và các hộ gia đình sẽ góp phần giải quyết vấn đề này.
Sinh viên tốt nghiệp đại học tại Việt Nam có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất, ở mức 17% - cao hơn nhiều so với tỷ lệ thất nghiệp cả nước chỉ hơn 2%. Theo các chuyên gia, sự khác biệt đó một phần là vì khoảng cách kỹ năng. Các sinh viên tham gia các chương trình học sâu hơn tại Việt Nam có thể có đủ kỹ năng làm việc cho công việc nhà máy lương thấp, nhưng lại không thể đảm nhiệm các công việc có trả lương cao hơn mà họ đang theo đuổi.
Các nhà tuyển dụng công nghệ lớn ở các thành phố như Hà Nội và TP.HCM, đặc biệt là các công ty nước ngoài, đang cần những ứng viên có thể đáp ứng các yêu cầu cao như vậy. Và nhưng sinh viên tốt nghiệp tại Việt Nam thì không thể đáp ứng. Do đó, khi tiền lương tăng lên, các công việc cần kỹ năng thấp cũng sẽ giảm đi, ví dụ trong ngành sản xuất.
Khối tư nhân và các hộ gia đình có thể giúp một tay
Nhưng giới trẻ, gia đình và ngành công nghiệp của họ không đứng yên một chỗ. Kỹ năng tiếng Anh kém thường là một thách thức ngăn cản ứng viên tìm kiếm các công việc được trả lương cao, vì vậy cha mẹ sẽ gửi con đến các trung tâm ngôn ngữ riêng để giúp bổ sung các kỹ năng còn thiếu đó.
Trong khi khoảng cách về năng suất giữa nhu cầu của nhà tuyển dụng và kỹ năng của lực lượng lao động hiện có là điều phổ biến trên toàn thế giới, Việt Nam đang đối mặt với một thách thức đặc biệt, theo bà Thi Tuyet Tran, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu việc làm ở Đức. Học sinh ở Việt Nam khá thu động và chương trình học không khuyến khích óc suy luận. Điều đó khiến họ hiếm có các tư duy đột phá mà các nhà tuyển dụng luôn đòi hỏi. Để đối phó với thách thức đó, sinh viên tốt nghiệp đang theo học các trung tâm đào tạo tư nhân về công nghệ thông tin hoặc các kỹ năng khác.
Các công ty tư nhân đang cung cấp các giải pháp. Tập đoàn FPT đã mở trường đại học công ty đầu tiên của đất nước vào năm 2006 và hiện đang tuyển sinh khoảng 17.000 sinh viên. Khi Intel mở một nhà máy ở Việt Nam, chỉ có 90/2.000 ứng viên có thể đáp ứng 60% trong kỳ thi tuyển dụng. Một nửa không thể đáp ứng yêu cầu về tiếng Anh.
Công ty Mỹ đã tự đào tạo nhân viên, đã hỗ trợ các sáng kiến giáo dục và đã giúp đào tạo hàng ngàn giáo viên trong nước. Chương trình Higher Engineering Education Alliance Program, được thành lập bởi Intel, Đại học Bang Arizona và Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), đã làm việc từ năm 2010 để gia tăng các trường kỹ thuật tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam. Và ngày càng nhiều người Việt đang lựa chọn các trường đại học ở nước ngoài.
“Trách nhiệm nâng cao kiến thức và kỹ năng dựa trên những người trẻ”, bà Thi, Viện Nghiên cứu việc làm cho biết.
Vấn đề đang ngày một trầm trọng hơn, và cùng với bước tiến của nền kinh tế, Việt Nam đang nỗ lực khắc phục vấn đề này. Phần lớn sự gia tăng năng suất kinh tế của Việt Nam cho đến nay đã dựa vào đầu tư nước ngoài. Viện Kinh tế Việt Nam ước tính vốn đầu tư tăng 9% mỗi năm từ năm 2011 đến năm 2017. Tuy nhiên, trong khi năng suất lao động trung bình của Việt Nam tăng lên 4.259 USD năm 2017 - cao hơn 6% so với năm trước - theo Tổng cục Thống kê, thấp hơn hầu hết các quốc gia khác trong khu vực. Năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 7% năng suất lao động của Singapore và 87,4% ở Lào.
Mặc dù chi tiêu công cho giáo dục chiếm hơn 6% GDP, cao hơn đáng kể so với hầu hết các quốc gia đang phát triển lớn khác, sinh viên tốt nghiệp của đất nước hình thành cái mà Ninh Nguyen, một giáo sư tiếng Anh tại Đại học Quốc gia Việt Nam gọi là "kim tự tháp". Những sinh viên giỏi nhất ở phía trên đỉnh của kim tự tháp sẽ luôn tìm được việc làm tốt trong lĩnh vực học tập của họ. Tuy nhiên, theo Ninh, đa số sẽ không có kỹ năng cần thiết khi họ tốt nghiệp.
Một lý do, bà tin rằng, hầu hết các chương trình giảng dạy đại học vẫn rất rập khuôn và cứng nhắc. Hoàng Minh Phương, một sinh viên tại Hà Nội, cũng tán đồng. Cô nói rằng chương trình giảng dạy quá tập trung vào lý thuyết. Bây giờ, cô đang học thêu tại một làng nghề để dự phòng.
Tăng trưởng kinh tế đã giúp đất nước Việt Nam giàu mạnh hơn, và mở ra cơ hội giáo dục cho thế hệ Millennials (những người trong độ tuổi 19-37) của đất nước mà chỉ đơn giản là không tồn tại trong thế hệ cha mẹ của họ. Nhiều gia đình Việt Nam đi du lịch ở nước ngoài cho các nghiên cứu cao hơn.
Trong năm 2016, lượng người trẻ Việt Nam đi du học nước ngoài lên đến 130.000 người, tăng 15% so với năm trước (Nhật Bản là điểm đến phổ biến nhất, thu hút hơn 29% sinh viên). Khi những sinh viên này trở lại, họ mang lại những lợi ích cho Việt Nam, tung ra một loạt các công ty mới khởi nghiệp dựa trên các kết nối địa phương với một viễn cảnh mới, toàn cầu.
Đối với Việt Nam, việc khắc phục những hạn chế của hệ thống giáo dục của đất nước là rất quan trọng. Chắc chắn, nền kinh tế của đất nước đã phát triển ở mức trung bình 5% kể từ năm 1990, một kỳ công ấn tượng. Nhưng một báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2016 cho biết, Việt Nam cần tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm ở mức 7% trong 20 năm tới muốn trở thành nước có thu nhập trung bình vào năm 2035.
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Hải Vân
-
Công Sang
-
Hải Đăng
-
Trung Nam