Việt Nam nhập nhiều khoai tây Trung Quốc do diện tích giảm
Khoai tây Trung Quốc tại Đà Lạt. Ảnh: thanhnien.vn
“Việt Nam nhập khẩu lượng lớn khoai tây từ Trung Quốc, tập trung nhiều nhất từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm”, ông Nguyễn Như Cường, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cho biết.
Tính đến hết năm 2017 diện tích trồng khoai tây trên cả nước đạt 19,7 nghìn hecta. Tổng sản lượng khoai tây khoảng 313 nghìn tấn, năng suất dao động từ 13,5-15,9 tạ/ha.
Tuy nhiên, diện tích trồng khoai lang đang xu hương giảm. Năm 2013 đạt 135 nghìn hecta, nhưng đến năm 2017 chỉ còn 121 nghìn hecta, tổng sản lượng đạt khoảng 1,4 triệu tấn/năm, năng suất 111 tạ/hecta.
Trong khi đó, chưa tính đến nhu cầu tiêu dùng tại Việt Nam, nhu cầu cho các nhà máy chế biến hiện khoảng 180 nghìn tấn khoai tây nguyên liệu/năm. Tuy nhiên, sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 30-40%, còn lại là phải nhập khẩu.
Ông Romain Coolsm, Tổng thư ký Hiệp hội Belagpom, hiệp hội được công nhận bởi ngành công nghiệp chế biến và giao thương khoai tây Bỉ, cho biết, lượng khoai tây Bỉ xuất khẩu sang Việt Nam năm 2017 đã tăng tới 50%. Nhưng Việt Nam vẫn nhập khẩu các loại khoai tây, đặc biệt là khoai tây tươi, từ Trung Quốc là chính.
Theo Tổng thư ký Hiệp hội Belagpom, tại Trung Quốc, mùa khoai tây kéo dài đến hết tháng 4 hàng năm, nhưng tại Việt Nam, khoai tây chỉ được trồng vào vụ Đông và có năng suất thấp.
Trung Quốc chuyển đổi khá thành công diện tích đất nông nghiệp sang trồng khoai tây, với quan điểm trồng lúa sử dụng rất nhiều nước và trồng lúa mạch dùng quá nhiều đất. Trung Quốc cũng cho nhập khẩu giống từ Hà Lan để tăng sản lượng.
Tại sao diện tích trồng khoai tây, khoai lang, giảm nhanh trong khi thị trường có nhu cầu, phải nhập khẩu số lượng lớn khoai từ Trung Quốc. Vấn đề được Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ông Lê Quốc Doanh, đặt ra tại một hội thảo về khoai tây, hôm 13.7.
Theo ngành nông nghiệp, diện tích trồng khoai nước ta trước đây khá lớn, thậm chí có thời điểm diện tích trồng khoai tây lên tới 130 nghìn hecta và khoai lang đạt 400 nghìn hecta.
Tuy nhiên, hiện nay diện tích khoai tây giảm mạnh, chỉ còn khoảng 1/5 diện tích và khoai lang giảm còn khoảng 1/4 diện tích, trong khi nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày một tăng, sản lượng khoai tây trồng tại Đà Lạt không đủ cung ứng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến diện tích trồng khoai giảm, chủ yếu là thiếu cơ chế hỗ trợ, giá sản phẩm thấp, người nông dân không mặn mà.
Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt tin rằng tình hình sẽ thay đổi do nước ta có tiềm năng để mở rộng diện tích trồng khoai tây vụ Đông. Ngành nông nghiệp dự kiến tăng diện tích trồng khoai tây lên 30 nghìn hecta vào năm 2023 và tăng lên mức 35-40 nghìn hecta vào 5 năm tiếp theo.
Đối với khoai lang, ông Cường cho rằng, cần tìm kiếm thêm thị trường xuất khẩu bền vững và ổn định. Ông đề nghị Bộ Nông nghiệp và Nông thôn quan tâm hơn đến công tác chế biến, quy hoạch vùng sản xuất và tưới tiêu.
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Trực Thanh
-
Nguyễn Mai
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Hằng Nguyễn