Hủy
Thế giới

Chính sách của Mỹ làm suy yếu thương mại toàn cầu

Thái Bình Thứ Sáu | 22/06/2018 08:24

 
 
Các cường quốc đang lo lắng rằng Trump sẽ làm xói mòn hệ thống thương mại toàn cầu.

Mỹ và Trung Quốc lại tiếp tục "cơn bão thương mại"

Mỹ-Trung "ăn miếng trả miếng" thương mại


Xói mòn hệ thống thương mại toàn cầu

Theo Trung tâm Nghiên cứu và Chiến lược Quốc tế (CSIS), những động thái về thương mại gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đặc biệt là việc áp thuế đối với mặt hàng thép, nhôm của Canada, Mexico, Liên minh châu Âu (EU) và cảnh báo về hạn chót cho việc đánh thuế đối với một số mặt hàng bổ sung của Trung Quốc không chỉ gây ra những phản ứng giận dữ từ các “nạn nhân” mà chúng còn tạo ra nỗi sợ hãi rằng Trump sẽ làm xói mòn hệ thống thương mại toàn cầu.

Tổng thống Trump dường như không có nhiều quan tâm đối với những tác động đến các cơ chế hoặc quy tắc quốc tế, nhưng những quan chức xung quanh ông thực sự lo ngại về vấn đề này và họ đang tạo ra những làn sóng thông tin để bảo vệ Trump.

Luận điệu cơ bản của họ là Mỹ là quốc gia bảo vệ tin cậy đối với tự do thương mại vì Mỹ sẽ không tha thứ cho những quốc gia nào lợi dụng nguyên tắc này. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và những tổ chức quốc tế khác bị chế giễu vì họ chỉ nói mà không hành động, trong khi Mỹ đang nắm giữ vị trí đấu tranh cho chủ nghĩa bảo hộ.

Tuy nhiên, rõ ràng Mỹ đang lợi dụng yếu tố an ninh quốc gia để biện hộ cho lý do đánh thuế cao, đồng thời đe dọa làm điều tương tự đối với ô tô nhập khẩu, đe dọa hành động đơn phương chống Trung Quốc vượt ra khỏi các tiêu chí dựa trên luật pháp quốc tế. Những quốc gia khác đã xây dựng kế hoạch phản ứng lại một cách tương xứng và Mỹ có khả năng đối mặt với sự trả đũa ngày càng tăng. Những chính sách thương mại của Mỹ vừa qua chỉ gây tốn kém mà không thu về lợi ích lớn hơn.

Thứ nhất, trong ngắn hạn, việc tăng thuế làm tăng giá cả, người tiêu dùng mất nhiều tiền hơn cho tiêu dùng và làm cho sản phẩm của Mỹ trở nên đắt đỏ, ít tính cạnh tranh hơn bởi phải trả nhiều tiền hơn cho chi phí nhập khẩu nguyên liệu.

Viện nghiên cứu Peterson gần đây đưa ra đánh giá rằng nếu Trump áp thuế cao với ô tô nhập khẩu, điều đó sẽ làm mất đi 195.000 việc làm của Mỹ, chưa kể đến các biện pháp trả đũa chắc chắn sẽ xảy ra đối với Mỹ và làm ảnh hưởng xấu hơn đến các nhà xuất khẩu Mỹ do họ phải tốn thêm chi phí cho hoạt động kinh doanh ở nước khác.

Thứ hai, quan trọng hơn, việc tốn kém hơn trong sản xuất kinh doanh sẽ làm suy yếu các cơ chế và quy tắc quốc tế trong dài hạn vì chúng là những nền tảng cho hệ thống thương mại hiện đại.

Mỹ vẫn là kiến trúc sư trưởng của hệ thống Bretton Woods vốn được xác lập từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai và Mỹ vẫn là nước bảo vệ kiên định nhất cho hệ thống này từ đó đến nay. Các nhà lãnh đạo của Mỹ đã làm điều đó vì họ tin vào hệ thống dựa trên luật pháp quốc tế, việc đem lại lợi ích tăng trưởng cho tất cả những nước tham gia và khả năng ngăn chặn xảy ra các cuộc chiến tranh trong tương lai của hệ thống này.

Chinh sach cua My lam suy yeu thuong mai toan cau
Chính sách đơn phương của Mỹ làm lung lay hệ thống thương mại toàn cầu

Có phải Mỹ đang kéo lùi lịch sử?

Tuy nhiên, hiện nay, Mỹ đang đưa ra những “cú đánh” buộc các quốc gia nằm trong hệ thống này phải nhượng bộ về vấn đề thương mại. Những “cú đánh” đó, được hình thành từ những áp lực chính trị nội bộ của Mỹ, đang dần trở nên "đắt đỏ" đối với chính Mỹ do thế giới ngày càng hội nhập về kinh tế và những nước đối thủ cạnh tranh ngày càng có nhiều tiềm lực như Trung Quốc.

Điều này làm nảy sinh những phản đối về chính trị ngày càng lớn ngay trong nước Mỹ và cả từ những nước phát triển khác về mục tiêu duy trì tự do thương mại. Trong khi đó, những nền kinh tế đang nổi như Trung Quốc và Ấn Độ cũng chưa sẵn sàng cho việc đảm nhận trách nhiệm lớn hơn để duy trì hệ thống kinh tế thế giới hiện nay.

Khi Mỹ quyết tâm bỏ qua các nguyên tắc quốc tế, thì những nước khác sẽ học theo sự “lãnh đạo” của Mỹ để gây tổn thương cho hệ thống kinh tế thế giới. Điều đó cũng dẫn tới việc các nước sẽ chối bỏ các khái niệm về hàng hóa toàn cầu, giá trị toàn cầu - những điều đã tồn tại vượt qua cả ranh giới của đường biên giới thông thường và đang đem lại lợi ích cho Mỹ.

Quan điểm về hệ thống Bretton Woods đã ràng buộc thế giới xích lại gần nhau trong một mạng lưới các nguyên tắc và cơ chế quốc tế nhằm ngăn chặn chiến tranh và sự suy thoái có thể xảy ra một lần nữa.

Hệ thống này đã phát huy tác dụng trong 74 năm qua. Nếu tách rời khỏi hệ thống này thì điều đó sẽ đưa đến tình trạng các nước chỉ coi trọng lợi ích riêng mà không quan tâm đến lợi ích của quốc gia khác. Thượng nghị sỹ Mỹ Ben Sasse gần đây đã chỉ trích chính sách thương mại của Trump là “đưa nước Mỹ trở lại năm 1929”. Thực tế cho thấy Mỹ đang thực hiện tiến trình kéo lùi lịch sử thế giới. 


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới