Hủy
Thế giới

FDI lao dốc: Trung Quốc cần chuẩn bị cho kịch bản tệ nhất

Hải Miên Thứ Ba | 27/02/2024 16:50

Ảnh: Getty Images.

Mô hình tăng trưởng đến từ cải cách và mở cửa quốc gia, từng thu hút lượng lớn FDI và cải thiện nền kinh tế, đã đến bước ngoặt.
 

Số người và công ty quốc tế ngần ngại đầu tư vào Trung Quốc ngày càng tăng và sẽ tiếp tục tăng trừ khi Bắc Kinh thay đổi các ưu tiên chính sách của mình. Sự sụt giảm  đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc có ý nghĩa sâu sắc, điều mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và đội ngũ lãnh đạo của ông cần hết sức coi trọng. 

Theo dữ liệu cán cân thanh toán do chính phủ công bố, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc đạt 33 tỉ USD vào năm 2023. Con số này giảm khoảng 80% so với năm trước và chỉ bằng 10% so với mức đỉnh đạt được vào năm 2021. Mức thấp này tương đương với mức khi ông Đặng Tiểu Bình kêu gọi đẩy mạnh cải cách và mở cửa trong “chuyến công du miền Nam” năm 1992 sau khi chứng kiến ​​sự sụt giảm đầu tư nước ngoài sau năm 1989.

Trong khi đầu tư vào các lĩnh vực như xây dựng nhà máy mới giảm dần, các công ty cũng cắt giảm quy mô hoặc chấm dứt hoạt động tại Trung Quốc. Mô hình tăng trưởng đến từ cải cách và mở cửa quốc gia, từng thu hút lượng lớn FDI và cải thiện nền kinh tế, đã đến bước ngoặt.

Nền kinh tế Trung Quốc vẫn gặp khó khăn do thiếu cầu, chủ yếu xuất phát từ sự sụt giảm nghiêm trọng trong lĩnh vực bất động sản. Chỉ số giá tiêu dùng đã giảm 0,8% trong tháng 1, tháng giảm thứ 4 liên tiếp. Đất nước đang trên bờ vực giảm phát toàn diện.

Bất chấp thực tế đáng báo động này, chính quyền của ông Tập vẫn chưa đưa ra được các biện pháp hiệu quả để ngăn chặn suy thoái.

Trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới, nhiều ý kiến cho rằng Washington khó có thể thay đổi lập trường cứng rắn đối với Bắc Kinh. Nhằm ngăn chặn sự rò rỉ công nghệ tiên tiến trong ngành bán dẫn và các ngành khác, Mỹ có thể sẽ ngày càng đặt ra nhiều hạn chế hơn trong hoạt động kinh doanh với Trung Quốc. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi các nhà đầu tư nước ngoài không muốn đổ tiền vào khu vực này.

Đối với các cơ quan tổ chức nước ngoài, tìm hiểu và điều tra thị trường trước khi xuống tiền là điều khá hiển nhiên, nhưng Trung Quốc lại có quan điểm đối lập và đưa ra những biện pháp kiểm soát chặt chẽ các công ty nghiên cứu thực hiện phân tích. Nếu ngay cả hoạt động theo lẽ tự nhiên này được xem là hành động gián điệp, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ ngày càng quay lưng với Trung Quốc.

Có thể bạn quan tâm: 

Mỹ sẽ suy thoái như Anh và Nhật?

Nguồn Nikkei Asia


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới