Hủy
Thế giới

Hàng triệu tấn rác thải nhựa đang được giao thương trên toàn cầu

Nguyên Hồ Thứ Sáu | 24/03/2023 13:30

Xuất khẩu rác thải nhựa lớn nhất châu Á là từ Nhật Bản, quốc gia giao dịch chủ yếu với các nước châu Á khác bao gồm Malaysia, Việt Nam, Thái Lan và Hàn Quốc. Ảnh: Greenbiz.

Tăng cường nhập khẩu rác thải nhựa đã tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia có thu nhập thấp, trong những hoàn cảnh phù hợp.
 

Mỗi năm, các quốc gia trên toàn thế giới thải ra khoảng 350 triệu tấn chất thải nhựa. Con số này tương đương với hơn 10 triệu xe tải chở đầy rác.

Hầu hết chất thải nhựa này đều được đốt hoặc gửi đến các bãi chôn lấp, dẫn đến ô nhiễm không khí, đất đai và đại dương. Chỉ một phần nhỏ trong số này được tái chế và chỉ 2% được giao dịch trên toàn cầu.

Tại sao lại buôn bán rác thải?

Mặc dù hầu hết rác thải nhựa được quản lý và tái chế tại chỗ, việc xuất khẩu giúp giảm áp lực đối với các cơ sở tái chế và bãi chôn lấp tại địa phương, đồng thời giảm nhẹ chi phí quản lý rác thải.

Mặt khác, nhập khẩu rác thải nhựa cũng mang lại những lợi ích tài chính nhất định. Dùng nhựa tái chế là một lựa chọn rẻ hơn rất nhiều đối với các ngành công nghiệp sản xuất. 

Nghiên cứu thậm chí còn phát hiện ra rằng tăng cường nhập khẩu rác thải nhựa đã tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia có thu nhập thấp, trong những hoàn cảnh phù hợp.

 

Các nước xuất nhập khẩu nhựa lớn nhất thế giới

Châu Âu xuất khẩu gần 4 triệu tấn rác thải nhựa, tương đương 80% rác thải nhựa được giao dịch trên thế giới. Tuy nhiên, theo báo cáo, phần lớn được xuất khẩu sang các quốc gia châu Âu khác, đây cũng là khu vực nhập khẩu lớn nhất thế giới.

Đức là nước xuất khẩu phế liệu và chất thải nhựa lớn nhất thế giới với 854 triệu kg. Xuất khẩu rác thải nhựa lớn nhất châu Á là từ Nhật, quốc gia giao dịch chủ yếu với các nước châu Á khác bao gồm Malaysia, Việt Nam, Thái Lan và Hàn Quốc. Năm 2020, Nhật là nước xuất khẩu rác thải nhựa lớn thứ 2 thế giới với 821 triệu kg được vận chuyển. Đứng thứ 3 trong danh sách này là Mỹ, xuất khẩu hơn 600 triệu kg rác thải nhựa vào năm 2020. Malaysia và Türkiye nhập khẩu rác thải nhựa nhiều nhất thế giới, chủ yếu từ trong khu vực.

Việc buôn bán rác thải nhựa đang thay đổi như thế nào​?

Cho đến năm 2017, Trung Quốc là một trong những nước nhập khẩu rác thải nhựa lớn nhất thế giới nhằm tái sử dụng cho các ngành sản xuất. Năm 2018, Trung Quốc đã áp đặt lệnh cấm nhập khẩu đối với 24 loại chất thải có thể tái chế và lượng chất thải nhựa nhập khẩu của họ đã giảm hơn 95% trong vòng 1 năm.

Năm 2019, 187 quốc gia đã ký một hiệp ước quốc tế có tên là Công ước Basel về Kiểm soát việc di chuyển xuyên biên giới của các chất thải nguy hại và việc xử lý chúng. Nhằm giải quyết những lỗ hổng trong xử lý chất thải nhựa, hiệp ước này hạn chế các quốc gia tham gia buôn bán phế liệu nhựa trên phạm vi quốc tế, trừ khi quốc gia đó không có đủ năng lực tái chế hoặc xử lý.

Và trong thập kỷ qua, thương mại nhựa toàn cầu đã thực sự giảm sút nghiêm trọng. Nhưng hàng triệu tấn nhựa vẫn đang được vận chuyển và quản lý, tuy nhiên có phần yếu kém.

Có thể bạn quan tâm: 

Dự án khai thác dầu 8 tỉ USD tại Alaska gây tranh cãi của Tổng thống Biden

Nguồn Visual Capitalist


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới