Hủy
Thế giới

Dự án khai thác dầu 8 tỉ USD tại Alaska gây tranh cãi của Tổng thống Biden

Hải Miên Thứ Hai | 20/03/2023 16:03

Sau khi hoàn thành, địa điểm này có thể chứa tới 600 triệu thùng dầu. Số lượng dầu này sẽ mất nhiều năm để tiếp cận thị trường vì dự án vẫn chưa được xây dựng.

Dự án Willow ước tính sẽ giải phóng 9,2 triệu tấn carbon mỗi năm – tương đương với việc thêm 2 triệu chiếc ô tô chạy bằng khí đốt trên đường.
 

Ngày 13/3, Tổng thống Biden đã phá vỡ một lời hứa quan trọng trong chiến dịch tranh cử, khi phê duyệt một trong những dự án khoan dầu lớn nhất từ ​​trước đến nay, mang tên Willow. 

Dự án khoan dầu khổng lồ Willow của Công ty năng lượng quốc tế ConocoPhillips tại Sườn Bắc (North Slope) của Alaska đã vượt qua quy trình phê duyệt của chính quyền sau nhiều tháng, kích động một cuộc nổi dậy bất ngờ trên các nền tảng mạng xã hội, bao gồm hơn một triệu bức thư được viết cho Nhà Trắng để phản đối dự án và hơn 3 triệu chữ ký trên trang web kiến nghị toàn cầu Change.org.

 

Đây là những điều cần biết về Dự án Willow.

Dự án Willow là gì?

Dự án Willow của ConocoPhillips là một liên doanh khoan dầu khổng lồ và kéo dài hàng thập kỷ ở North Slope của Alaska trong Khu Dự trữ Dầu khí Quốc gia, thuộc sở hữu của chính phủ liên bang.

Sau khi hoàn thành, địa điểm này có thể chứa tới 600 triệu thùng dầu. Số lượng dầu này sẽ mất nhiều năm để tiếp cận thị trường vì dự án vẫn chưa được xây dựng.

Ai bắt đầu dự án Willow và từ khi nào?

ConocoPhillips là một công ty năng lượng có trụ sở tại Houston đã thăm dò và khoan dầu ở Alaska trong nhiều năm. Đây là công ty duy nhất đang có hoạt động khoan dầu tại Khu bảo tồn Dầu khí Quốc gia Alaska, nhưng 2 dự án đang thực thi vẫn nhỏ hơn Willow.

Dự án Willow do Công ty ConocoPhillips đề xuất và được chính quyền Tổng thống Trump lần đầu phê duyệt vào năm 2020. ConocoPhillips ban đầu được phê duyệt để xây dựng 5 mũi khoan, nhưng cuối cùng chính quyền Tổng thống Biden đã giảm xuống còn 3 mũi, cho phép Công ty khoan khoảng 90% lượng dầu mà họ đang nhắm đến.

Chính quyền Tổng thống Biden cảm thấy bị ràng buộc với dự án vì Conoco có các hợp đồng thuê hiện hành và hợp lệ trong khu vực North Slope của Alaska, theo CNN. Các nguồn tin cho biết về mặt pháp lý, tòa án sẽ không cho phép chính quyền từ chối hoàn toàn hoặc cắt giảm dự án. Nếu chấm dứt dự án, họ có thể phải đối mặt với những khoản tiền phạt khổng lồ bên cạnh hành động pháp lý từ phía ConocoPhillips.

Khi nào dự án khoan dầu Willow bắt đầu?

Hiện chính quyền Tổng thống Biden đã “bật đèn xanh” cho dự án Willow, việc xây dựng đã có thể bắt đầu. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ chính xác khi nào sẽ xúc tiến, phần lớn là do những thách thức pháp lý sắp tới.

Một địa điểm khoan Conoco-Phillips ở Tây Bắc Cực. (Công ty ConocoPhillips)
Một địa điểm khoan dầu của Conoco-Phillips ở Tây Bắc Cực. Ảnh: ConocoPhillips.

Tổ chức phi lợi nhuận Earthjustice, chuyên tranh tụng các vấn đề môi trường, dự kiến sớm nộp đơn khiếu nại, chống lại dự án Willow.

Các nhóm môi trường và ConocoPhillips đang chạy đua với thời gian. Việc xây dựng Willow chỉ có thể được thực hiện trong mùa đông vì những con đường băng đóng vai trò thiết yếu trong việc vận chuyển và xây dựng cơ sở hạ tầng của dự án bao gồm hàng trăm dặm đường, đường ống và cơ sở vận hành. Tùy thuộc vào thời tiết, mùa đông của Alaska có thể kết thúc vào khoảng tháng 4.

Nếu các nhóm môi trường thành công đạt được lệnh cấm trước thời điểm đó để dừng hoặc trì hoãn dự án, việc xây dựng Willio có thể bị trì hoãn trong ít nhất một năm. Và vì dự án cần được xây dựng hoàn chỉnh trước khi có thể sản xuất dầu nên có thể mất nhiều năm để dầu từ dự án Willow có thể tiếp cận thị trường.

Những cơ sở pháp lý nào có thể chống lại Willow?

Dự án Willow chắc chắn sẽ phải đối mặt với thách thức về pháp lý. Theo CNN, Earthjustice cho biết đang chuẩn bị khiếu nại và đã bắt đầu đưa ra cơ sở pháp lý riêng, nói rằng chính quyền ông Biden có thẩm quyền bảo vệ tài nguyên bề mặt trên các vùng đất công của Alaska, bao gồm thực hiện các bước để giảm phát thải carbon đang làm nóng trái đất – điều mà Willow chắc chắn sẽ “đổ thêm dầu vào lửa”.

“Chúng tôi và khách hàng thấy dự án này hoàn toàn không thể chấp nhận được, chúng tôi nghĩ rằng những tác động môi trường mà dự án này gây ra là bất hợp pháp”, ông Jeremy Lieb, luật sư cấp cao của Earthjustice có trụ sở tại Alaska, nói.

Một đường ống dẫn dầu trải ngang Vịnh Prudhoe ở North Slope Borough, Alaska. Ảnh: Getty Images.
Một đường ống dẫn dầu trải ngang Vịnh Prudhoe ở North Slope Borough, Alaska. Ảnh: Getty Images.

Ai ủng hộ Ddự án Willow?

Các nhà lập pháp của bang Alaska cho biết dự án sẽ tạo ra việc làm, thúc đẩy sản xuất năng lượng trong nước và giảm bớt sự phụ thuộc của Mỹ vào dầu mỏ nước ngoài. Cả ba nhà lập pháp trong phái đoàn quốc hội lưỡng đảng của Alaska đã gặp Tổng thống Joe Biden và các cố vấn cấp cao vào ngày 3/3, thúc giục Tổng thống và chính quyền của ông phê duyệt dự án.

Một liên minh gồm các nhóm Thổ dân Alaska ở North Slope cũng hỗ trợ dự án, cho rằng đây có thể là một nguồn doanh thu mới rất cần thiết cho khu vực và tài trợ cho các dịch vụ bao gồm giáo dục và chăm sóc sức khỏe.

“Willow mang đến cơ hội để tiếp tục đầu tư vào cộng đồng,” ông Nagruk Harcharek, Chủ tịch nhómTiếng nói của Bắc Cực Iñupiat, nói với CNN. “Nếu không có dòng tiền và doanh thu đó, chúng tôi phải phụ thuộc vào nhà nước và liên bang.”

Ai phản đối dự án Willow?

Những người Alaska bản địa khác sống gần dự án Willow, bao gồm các quan chức thành phố và các thành viên bộ lạc ở làng Nuiqsut của người bản địa, lo ngại sâu sắc về tác động sức khỏe và môi trường của việc phát triển dự án dầu mỏ này.

Trong một lá thư cá nhân gần đây gửi cho Bộ trưởng Nội vụ Deb Haaland, Thị trưởng Nuiqsut, bà Rosemary Ahtuangaruak, và 2 quan chức khác của thành phố Nuiqsut và bộ lạc nói rằng ngôi làng sẽ chịu gánh nặng về sức khỏe và tác động môi trường từ Willow. “Các làng khác nhận được một số lợi ích tài chính từ hoạt động dầu khí nhưng chịu ít tác động hơn nhiều so với Nuiqsut”, bức thư viết. “Chúng tôi đang ở điểm khởi đầu cho quá trình công nghiệp hóa ở Bắc Cực”.

Người dân phản đối dự án Willow trước Nhà trắng vào tháng 12/2022. Ảnh: Getty Images
Người dân phản đối dự án Willow trước Nhà trắng vào tháng 12/2022. Ảnh: Getty Images

Ngoài ra, một làn sóng trực tuyến chống lại Willow đã xuất hiện trên TikTok vào tuần trước - dẫn đến hơn một triệu lá thư được gửi tới chính quyền Tổng thống Biden, phản đối dự án và có hơn 2,8 triệu chữ ký kiến ​​​​nghị Change.org để ngăn chặn Willow.

Dự án Willow có ảnh hưởng xấu đến khủng hoảng khí hậu không?

 

Theo ước tính của chính quyền, dự án sẽ giải phóng 9,2 triệu tấn carbon mỗi năm tương đương với việc thêm 2 triệu chiếc ô tô chạy bằng khí đốt trên đường.

Ông Jeremy Lieb, một luật sư cấp cao của nhóm luật môi trường Earthjustice có trụ sở tại Alaska, nói với: “Đây là một mối đe dọa lớn về khí hậu và không phù hợp với những lời hứa của chính quyền trong việc giải quyết khủng hoảng khí hậu”. Ngoài những lo ngại về việc Bắc Cực đang nóng lên nhanh chóng, các tổ chức cũng lo ngại dự án có thể phá hủy môi trường sống của các loài bản địa và thay đổi mô hình di cư của động vật.

Những người ủng hộ Willow, bao gồm cả các nhà lập pháp Alaska, cam đoan rằng dự án sẽ sản xuất nhiên liệu hóa thạch theo cách sạch hơn so với việc nhập khẩu từ các quốc gia khác, bao gồm Ả Rập Saudi hoặc Venezuela.

Việc phê duyệt dự án Willow có phá vỡ lời hứa tranh cử mà Tổng thống Biden đã đưa ra không?

Có. Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 2020, Tổng thống Biden đã tuyên bố sẽ chấm dứt hoạt động khoan dầu khí mới trên các vùng đất và vùng biển công cộng.
Tuy nhiên, việc tạm dừng khoan đã bị một thẩm phán liên bang bác bỏ vào năm 2021 và kể từ đó, chính quyền Tổng thống Biden đã mở ra một số khu vực cho hoạt động khoan dầu mới. Một số khu vực khoan dầu khí mới này đã bị các nhóm môi trường thách thức trước tòa.

Có thể bạn quan tâm:

 FED có thể bơm 2.000 tỉ USD thanh khoản cho thị trường

Nguồn CNN


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới