Hủy
Thế giới

Hồi kết cho những tranh luận xung quanh quyết định của FED

Chủ Nhật | 22/12/2013 08:01

Thị trường tài chính toàn cầu có thể bị ảnh hưởng như thế nào sau quyết định cắt giảm QE gây bất ngờ của FED?
 

Khi FED đưa ra quyết địnhtạm hoãn cắt giảm chương trình kích thích vào tháng 9, thị trường tài chính đãchoáng váng và quay như chong chóng. Chủ tịch FED, ông Ben Bernanke đã cho thấysự miễn cưỡng và chần chừ trong việc cắt giảm gói kích thích tiền tệ khi mà nềnkinh tế Mỹ vẫn còn suy yếu trong suốt mùa hè vừa qua. Vào ngày 19/12, quyết địnhcắt giảm đã thành hiện thực bởi nền kinh tế đã cải thiện rõ rệt và những bế tắctài chính của chính phủ Mỹ đã được giải quyết.

Vấn đề đặt ra ở đây làkinh tế toàn cầu và thị trường tài chính có thể bị ảnh hưởng như thế nào trướcquyết định này của FED? Câu trả lời là không, với điều kiện FED giữ cam kết duytrì lãi suất ở mức gần 0% trong tương lai gần.

Kể từ khi FED thông báovề việc cắt giảm gói kích thích kinh tế 6 tháng trước, các nhà đầu tư và lãnh đạocác doanh nghiệp đã được khuyên không nên quá chú trọng vào việc xem xét và đánhgiá những phát biểu của FED. Thay vào đó, họ nên dành nhiều thời gian cho việcphân tích các thông tin kinh tế và các số liệu tài chính quan trọng bởi nó đóngvai trò quyết định với nền kinh tế toàn cầu, thị trường tài chính, và các quyếtđịnh tiền tệ cũng sẽ dựa trên những số liệu đó.

Tuy nhiên, trong phần lớnthời gian này, các nhà đầu tư lại hành động ngược lại, tập trung suy đoán nhữnggợi ý nhỏ nhất trong từng bài phát biểu của FED. Thị trường đã thực sự hỗn loạntrong một thời gian dài. May mắn là tâm lý của các nhà đầu tư đã dần ổn địnhtrong vài tuần qua và tập trung chú ý tới tình hình kinh tế và nền tảng tàichính, trước khi FED thông báo việc cắt giảm QE.

Tâm lý bình tĩnh vẫn đượccác nhà đầu tư duy trì, bất chấp quyết định cắt giảm 10 tỷ USD trong gói việntrợ trị giá 85 tỷ USD mỗi tháng của FED vào 19/12 vừa qua, vì 2 lý do. Thứ nhấtlà những trở ngại đối với tăng trưởng kinh tế đang giảm dần. Các biên bản cuộchọp của FOMC tuần này cũng khẳng định: “Tốc độ phục hồi của nền kinh tế Mỹ đượckỳ vọng tăng lên khi những trở ngại của nền kinh tế giảm dần. Ví dụ như giảm nợcủa khu vực hộ gia đình, thắt chặt tín dụng của hộ gia đình và doanh nghiệp vàsự kiềm chế tài chính”.

Trở ngại lớn nhất là“kiềm chế tài chính”, một lối nói giảm nói tránh của FED cho sự kết hợp của độngthái tăng thuế và cắt giảm chi tiêu công. Trong trường hợp không kiềm chế tàichính, nền kinh tế Mỹ có thể đã phát triển bình thường trở lại. Mặc dù tăng trưởngGDP của Mỹ kể từ cuối năm 2009 trung bình mỗi năm tăng 2,3%, phát triển khu vựctư nhân, không bao gồm chi tiêu chính phủ và đầu tư, đạt mức trung bình 3,4%,phục hồi gần mức tăng trưởng bình thường.

Giả định rằng một thỏathuận ngân sách có thể đạt được mà không kèm theo bất kỳ điều khoản thắt chặttài khóa vào năm 2014 – đây có vẻ là mục tiêu chung của cả Quốc hội và Nhà Trắng– thì việc lĩnh vực tư nhân đã đạt được tăngtrưởng trên 3% trong 4 năm qua có thể được coi là một kỳ vọng hợp lý cho toàn bộnền kinh tế. Đây chính là lý do thứ hai lý giải cho phản ứng bình tĩnh trên thịtrường trước quyết định cắt giảm của FED.

Nếu như những trở ngại đãlàm suy yếu nền kinh tế Mỹ giảm và tốc độ tăng trưởng GDP phục hồi bình thường ởmức trên 3%, thì sự lo ngại của các doanh nghiệp và tổ chức tài chính đối với việcthay đổi các chính sách tiền tệ và tài khóa cũng sẽ giảm. Trong trường hợp nềnkinh tế trở lại mức tăng trưởng bình thường, lo lắng về tính bền vững tài chínhvà thâm hụt ngân sách sẽ không còn. Các nhà đầu tư, doanh nhân và người tiêudùng sẽ có môi trường kinh doanh ổn định, thay vì lo lắng về các quyết địnhtăng thuế đột ngột hoặc cắt giảm chi tiêu công.

Lợi ích lớn hơn của việckinh tế phục hồi sẽ là sự hồi sinh niềm tin vào chính sách tiền tệ của chính phủ.Nếu các chính sách của FED đạt được kết quả như ông Ben Bernanke dự định và hứahẹn, bao gồm tăng trưởng khá và giảm dần thất nghiệp, thì các nhà đầu tư vàlãnh đạo doanh nghiệp sẽ không cần lo lắng về việc căt giảm kích thích kinh tế.Thay vào đó, họ nên tập trung vào các quyết định chính sách tiền tệ quan trọnghơn, đặc biệt là lãi suất ở thời điểm hiện tại và tương lai. FED dưới sự lãnh đạocủa bà Janet Yellen có vẻ sẽ có những quyết định táo bạo hơn so với thời kỳlãnh đạo của ông Ben Bernanke.

Không chỉ có bà Yellen vàông Bernanke hứa duy trì lãi suất ở mức gần 0% sau khi tỉ lệ thất nghiệp giảmxuống mức 6,5%, FOMC cũng đã đồng thuận với việc bổ sung kích thích kinh tế. Biênbản cuộc họp tuần của FOMC cho biết khi mà quyết định cắt giảm được đưa ra, đikèm với nó sẽ là cắt giảm lãi suất phải trả cho ngân hàng có dự trữ tại FED. Mụcđích là ngầm thông báo sẽ không có bất kỳ thay đổi gì trong cam kết duy trì lãisuất thấp của FED.

Trong ngắn hạn, triển vọngđối với chính sách tiền tệ ngày càng rõ và ổn định. Lãi suất ngắn hạn sẽ vẫn giữnguyên ở mức gần 0% trong nhiều năm tới và nó sẽ được áp dụng ở châu Âu, Anh,Nhật Bản, và Mỹ. Với chính sách tiền tệ như hiện nay, các nhà đầu tư và lãnh đạocác doanh nghiệp có thể ngừng chỉ trích các ngân hàng trung ương và trở lại vớicông việc kinh doanh của họ.

Nguồn Reuters/Dân Việt


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới