Đông Nam Á ứng phó với chiến tranh thương mại
TechCrunch
→Mỹ có thể khởi động một cuộc chiến tiền tệ?
→Nếu chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nổ ra...
Các nhà hoạch định chính sách ở khu vực Đông Nam Á đang phải đối mặt với cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bằng cách chuyển hướng tập trung vào thúc đẩy thị trường nội địa nhằm giảm thiểu tác động.
Đề xuất của Trung Quốc với mục đích tăng thêm 25% thuế quan đối với khoảng 50 tỷ USD giá trị nhập khẩu của Mỹ để tăng sức ép giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, khiến cho thị trường toàn cầu leo thang và nhiệm vụ của các nhà lãnh đạo là bảo vệ nền kinh tế khỏi những tác động lan tỏa.
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati và Thống đốc Ngân hàng Thái Lan Veerathai Santiprabhob đã tham dự một cuộc họp quan chức cấp cao ở Singapore cho hay cuộc xung đột sẽ gây ra những hậu quả toàn cầu thậm chí có thể ảnh hưởng trực tiếp đến GDP của Đông Nam Á.
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng Haslinda Amin của Bloomberg Television, Indrawati cho biết "Tỷ trọng GDP của chúng tôi chủ yếu đến từ phân khúc tiêu dùng" và chính phủ đang tăng cường đầu tư để đa dạng hóa tăng trưởng kinh tế bên cạnh xuất khẩu. Bà cũng cho biết mối quan hệ thương mại đang xấu đi giữa Mỹ và Trung Quốc và các hành động trả đũa "sẽ không phục vụ lợi ích của cả hai bên".
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cố gắng thúc đẩy khuôn khổ thương mại toàn cầu, lập luận rằng thực tiễn thương mại của Trung Quốc là không công bằng, với hàng loạt các cáo buộc như vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và trợ cấp xuất khẩu. Indrawati, cựu Giám đốc Điều hành của Ngân hàng Thế giới cũng cho biết những khác biệt này cần được giải quyết thông qua Tổ chức Thương mại Thế giới chứ không phải bằng cách xây dựng các rào cản về thuế.
Thặng dư tiền tệ
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của nhiều nền kinh tế Đông Nam Á và là một nguồn đầu tư và du lịch quan trọng trong khu vực. Trong khi các nước như Indonesia và Philippines có quy mô thị trường nội địa lớn giúp các nền kinh tế này phần nào giảm tác động của cuộc chiến tranh thương mại thì các nền kinh tế khác trong khu vực, như Singapore, Malaysia và Thái Lan phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu.
Indrawati cho biết bà vẫn lạc quan rằng Indonesia sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm nay là 5,4%, tăng nhẹ so với mức 5,1% của năm 2017.
Veerathai phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg rằng diễn biến xung đột thương mại Mỹ-Trung Quốc là "điều chắc chắn chúng ta phải theo dõi chặt chẽ" và các hành động trả đũa là mối quan tâm lớn, nhưng cho đến nay vẫn chưa có quá nhiều tác động trực tiếp.
Ngân hàng Thế giới đã cố gắng quản lý sự tăng giá của tiền tệ để không làm giảm khả năng cạnh tranh của xuất khẩu vì môi trường thương mại đang trở nên khó khăn hơn. Đồng thời, cần phải tránh khỏi cáo buộc từ Mỹ về việc thao túng tiền tệ.
Các bên cùng có lợi
Joaquim Levy, Giám đốc Điều hành và Giám đốc Tài chính của Ngân hàng Thế giới cho biết: "Chúng tôi phải hành động để đảm bảo rằng tốc độ tăng giá của đồng tiền không làm tổn hại nền kinh tế nói chung. Chúng ta phải cẩn trọng về tác động của biến động tiền tệ đến sự biến động và tốc độ tăng giá đối với các khu vực kinh tế."
Malaysia đang tìm kiếm một khoản miễn giảm thuế từ Mỹ đối với các chuyến hàng thép và nhôm và làm rõ các vấn đề liên quan đến các hình phạt đối với thiết bị năng lượng mặt trời, Bộ trưởng Thương mại Mustapa Mohamed cho biết. Chính phủ đã yêu cầu gặp mặt các đại diện thương mại của Mỹ vào ngày 17.4 để thỏa thuận hợp đồng.
Ở các quốc gia khác, chính quyền cũng lo lắng về tác động đến các nền kinh tế. Bộ trưởng Tài chính Hồng Kông Paul Chan đã viết trong một bài đăng trên blog rằng các tranh chấp sẽ "cản trở các hoạt động thương mại liên quan" và cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế của nước này. Năm ngoái, xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ đã được chuyển qua Hồng Kông chiếm khoảng 7% lượng hàng xuất khẩu của lãnh thổ, ông nói.
Joaquim Levy, Giám đốc Điều hành và Giám đốc Tài chính của Ngân hàng Thế giới cho biết ông lạc quan về tranh chấp thương mại sẽ được giải quyết.
"Cuối cùng, mọi người sẽ thấy rằng có rất nhiều cách để đạt được thỏa thuận các bên cùng có lợi, vì vậy chúng tôi lạc quan rằng nó sẽ chiếm ưu thế ", ông phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg Television. "Có rất nhiều phạm vi và thương mại thường mở rộng các ranh giới, vì vậy, đó chính là cách tự nhiên để thu hút mọi thứ".
Nguồn Bloomberg
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Trực Thanh
-
Nguyễn Mai
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Hằng Nguyễn