Tài chính lành mạnh của các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp
Khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh. Ảnh: TL.
Số liệu từ Trung tâm Phân tích, Công ty Chứng khoán Agribank (Agriseco Research) cho thấy doanh thu và lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp lần lượt giảm 4% và 20% so với cùng kỳ trong bối cảnh thủ tục pháp lý kéo dài, tiến trình đầu tư chậm, dòng vốn FDI vào Việt Nam chững lại.
Tuy nhiên một số doanh nghiệp vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh tăng như KBC, IDV, KBC đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sau thuế dẫn đầu trong ngành nhờ doanh số cho thuê từ 63 hecta dự án khu công nghiệp Quang Châu mở rộng và khu công nghiệp Nam Sơn Hạp Lĩnh. IDV cũng ghi nhận tích cực từ doanh thu cho thuê từ khu công nghiệp Khai Quang. Bên cạnh đó, một vài doanh nghiệp khác chứng kiến lợi nhuận ròng tăng cao nhờ ghi nhận doanh thu tài chính, giảm chi phí giá vốn, lãi vay như TIP, SZG, MH3, SZL.
Cũng từ số liệu của Agriseco Research, quý I/2023 doanh thu chưa thực hiện của các doanh nghiệp trong ngành đã tăng lên 52.000 tỉ đồng so với mức 50.000 tỉ đồng cuối năm 2022 và người mua trả trước tăng lên mức 11.300 tỉ đồng, so với mức 10.600 tỉ đồng ở thời điểm cuối năm 2022.
Các doanh nghiệp có quỹ đất lớn ghi nhận tăng doanh thu chưa thực hiện như: IDC, IDV, SIP, GVR hay nhóm cổ phiếu họ nhà Sonadezi. Bên cạnh đó, người mua trả tiền trước lớn ở BCM, VGC, KBC chủ yếu các dự án phân khúc nhà ở, thương mại kỳ vọng sẽ đóng góp vào doanh thu nhóm này trong tương lai.
Tài chính lành mạnh của các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp. |
“Trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm, tiến độ giải phóng mặt bằng, công tác pháp lý phê duyệt dự án mới còn chậm, đây được coi là “của để dành” giúp kết quả kinh doanh các doanh nghiệp khu công nghiệp tăng trưởng ổn định”, Agriseco Research nhận định.
Thống kê của công ty chứng khoán này cho thấy, NTC có tỉ lệ đứng đầu nhờ khoản doanh thu chưa thực hiện từ các dự án NTC 1 và NTC 2. SIP với các dự án khu công nghiệp Phước Đông, Đông Nam, Lê Minh Xuân 3; IDC với khu công nghiệp Phú Mỹ 2 mở rộng, khu công nghiệp Cầu Nghìn, khu công nghiệp Hữu Thạnh
Về tình hình tài chính, số liệu từ Agriseco Research cho thấy đa phần các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp đều có hệ số Nợ vay/Vốn chủ sở hữu an toàn ở mức 0,3x. Trong quý I/2023, hệ số này tiếp tục giảm so với cuối năm 2022. Các doanh nghiệp đã tăng cường trả nợ các khoản vay ngân hàng và trái phiếu đáo hạn trong 3 quý gần đây khi tổng vay nợ giảm còn 50.000 tỉ đồng so với cuối 2021 (53.000 tỉ đồng). Điển hình như KBC hệ số nợ giảm từ 0,43 xuống 0,34 khi hoàn tất trả 2.400 tỉ đồng trái phiếu phát hành riêng lẻ đáo hạn trong năm nay và năm sau. Các doanh nghiệp lớn khác cũng giảm nợ vay như BCM, VGC, SZC.
Có thể bạn quan tâm
Phân khúc khu công nghiệp vẫn “hút” các tập đoàn sản xuất toàn cầu
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Văn Kim
-
Hà Cúc