Tích sản triệu đô của giới siêu giàu
Grand Marina là một ví dụ cho công cụ tích sản triệu đô của giới thượng lưu tại Việt Nam.
Nói về “hàng hiệu”, người ta nghĩ ngay đến những đôi giày Louboutin, hay chiếc túi Hermes Birkin phiên bản giới hạn đẳng cấp. Người mua sẵn sàng chi rất nhiều tiền để sở hữu một món đồ hàng hiệu xa xỉ vì giá trị cảm xúc mà chúng mang lại. Đó là cảm xúc khi bản thân “tự thưởng” một món đồ đắt tiền, niềm tự hào vì có khả năng chi trả và sự hãnh diện khi nhận được sự ngưỡng mộ từ những người xung quanh.
Nhưng suy cho cùng, những món đồ hiệu đó vẫn là tiêu sản. Một chiếc xe sang ngay khi được lái ra khỏi gara đã không còn nguyên giá; một chiếc đồng hồ hiệu khi bán lại sẽ ít nhiều mất giá... Vậy giới siêu giàu, những người rất thông minh trong việc mua sắm, sẽ mua mặt hàng hiệu nào? Tác giả nổi tiếng Robert Kiyosaki có nói: “Người giàu mua tài sản, người trung lưu mua tiêu sản mà họ nghĩ là tài sản”. Ngày nay, giới siêu giàu có xu hướng mua hàng hiệu nhưng vẫn tích sản, đó là thú chơi “bất động sản hàng hiệu”.
Tài sản mang giá trị tương lai
Giới siêu giàu xem bất động sản hàng hiệu là một loại tích sản vì các dự án nhà hiệu thường ở vị trí đắc địa nhất tại các thành phố lớn nên có giá trị luôn tăng theo thời gian. Bất động sản hàng hiệu, với sự bảo chứng của những thương hiệu danh tiếng toàn cầu. Báo cáo Branded Residences năm 2020 của Savills cho thấy mức chênh lệch giá trung bình toàn thị trường của bất động sản hàng hiệu và bất động sản hạng sang không có thương hiệu là 31%.
Ở Dubai, trong tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa, 114 phòng chiếm 11 tầng, mỗi căn hộ mang thương hiệu Giorgio Armani đều được trang bị nội thất và đồ gia dụng sang trọng của Armani. Theo Lux Habitat, một đại lý bất động sản tại Trung Đông, giá khởi điểm chỉ dưới 1 triệu bảng Anh cho căn hộ 1 phòng ngủ và giá đã tăng lên 40 triệu bảng Anh cho căn hộ 2 phòng ngủ.
Ông trùm bất động sản Nick Candy gần đây bán căn hộ hàng hiệu One Hyde Park với giá 160 triệu bảng Anh - một kỷ lục về giá của căn hộ tại Anh. Qua lịch sử phát triển gần 100 năm, bất động sản hàng hiệu còn minh chứng là một phân khúc bất động sản chống chịu tốt trước những biến cố và khủng hoảng thị trường. Trong năm 2020, giữa bất ổn kinh tế do tác động của đại dịch, hơn 100 dự án bất động sản hàng hiệu mới vẫn đi vào hoạt động trên toàn cầu.
The Ritz - Carlton Residences Singapore cũng là một ví dụ điển hình cho khả năng thách thức khủng hoảng của bất động sản hàng hiệu khi ra mắt vào ngay thời điểm khủng hoảng tài chính toàn cầu với giá 32.000 USD/m2; năm 2021, dự án bất động sản hàng hiệu này đang được bán ở mức 41.000-58.000 USD/m2.
Thể hiện đẳng cấp hơn cả túi hiệu và siêu xe
Ngoài giá trị trường tồn với thời gian, bất động sản hàng hiệu còn mang lại giá trị hữu hình cho người sở hữu như thể hiện đẳng cấp và tự hào. Giá trị của món “hàng hiệu” thường được đo lường với 2 giá trị: di sản thương hiệu và tính giới hạn, độc quyền.
Các thương hiệu cao cấp thường dựa vào di sản thương hiệu để truyền đạt câu chuyện, sứ mệnh sẽ làm tăng sự uy tín, độ tin cậy, nâng cao nhận thức về thương hiệu trong tâm trí người dùng. Kết quả, khách hàng sẵn sàng trả mức giá cao cho các sản phẩm mang di sản thương hiệu và hình thành lòng trung thành với thương hiệu đó.
Một ví dụ như thương hiệu St. Regis (thuộc Tập đoàn Marriott International), trải qua hơn một thế kỷ, ghi dấu ấn thương hiệu vững bền trong giới bất động sản. Đây là thương hiệu dự kiến sẽ nắm giữ số lượng dự án thứ 5 trên thế giới, với 18 dự án trong tương lai, gấp đôi so với số lượng dự án hiện có.
Ngoài tính di sản thương hiệu, giá trị của bất động sản hàng hiệu còn được thể hiện qua tính khan hiếm. Ví dụ dự án Ritz - Carlton Residences Miami Beach chỉ có vỏn vẹn 111 căn hộ chung cư và 15 biệt thự cho gia đình, nằm ôm trọn một eo biển tuyệt đẹp. Vị trí đắc địa độc tôn như thế đã khiến giới siêu giàu nhanh tay muốn sở hữu ngay một căn. Số lượng giới hạn cũng giúp bảo vệ giá của bất động sản hàng hiệu. Hiện tại, trên toàn thế giới, chỉ có 517 dự án và 76.000 căn hộ/căn nhà hàng hiệu, trong đó mỗi thương hiệu đều mang nét độc đáo vào từng dự án cũng như từng vị trí.
Ví dụ điển hình là các thương hiệu thời trang nổi tiếng như Armani, Bvlgari, Ellie Saab và Versace cũng tham gia vào thị trường bất động sản hàng hiệu. Họ phụ trách việc thiết kế và trang bị cho căn hộ hoặc biệt thự những đồ nội thất độc nhất của mỗi thương hiệu.
Qua đó, họ cung cấp cho cư dân sự độc quyền và trải nghiệm phong cách sống đẳng cấp mang tính cá nhân cao. Hay như dự án Edition West Hollywood của thương hiệu EDITION thuộc Marriott, tọa lạc tại West Sunset Boulevard ở phía Tây Hollywood, một trung tâm văn hóa và giải trí và có mối liên hệ lâu đời với ngành công nghiệp điện ảnh, đã đưa vào những tiện ích độc đáo phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu trong lĩnh vực phim ảnh và truyền thông.
Sự độc quyền còn thể hiện trong dịch vụ mà mỗi dự án bất động sản hàng hiệu cung cấp riêng cho cư dân. Ví dụ, tòa nhà Porsche Design Tower ở Miami hay tòa Hamilton Scott’s Residences Singapore. Nơi đây có siêu thang máy được thiết kế để đưa ô tô đến tận căn hộ của chủ nhân và có hẳn một gara sang trọng ngay trong phòng khách.
Xu hướng đã lan sang Việt Nam với thương hiệu của Marriott
Tháng 3 vừa qua, căn hộ hàng hiệu đầu tiên của Marriott tại Việt Nam, Grand Marina, Saigon được khách hàng Hồng Kông mua với giá khởi điểm là 18.000 USD/m2. Giới đầu tư xứ Cảng Thơm này sẵn sàng bỏ ra trên 2 triệu USD cho một căn hộ hàng hiệu, dù họ chưa có cơ hội sang thăm nhà mẫu. Nhiều chuyên gia cho rằng mức giá này hoàn toàn nằm trong khả năng chi trả của nhà giàu Việt. “Nhiều khách hàng sẵn sàng chi trả hàng triệu đô cho những căn hộ cao cấp ở nước ngoài, giờ đây tiêu chuẩn sống quốc tế, có bảo chứng của thương hiệu toàn cầu đã có tại Việt Nam, chắc chắn sẽ thu hút nhiều khách hàng có điều kiện,” một chuyên viên môi giới bất động sản nhận định.
Ngay sau sự kiện chào bán tại thị trường Hồng Kông, Masterise Homes đã giới thiệu nhà mẫu Grand Marina Gallery với tổng diện tích 2.900 m2 có tổng vốn đầu tư lên đến 400 tỉ đồng, mức chi phí cao kỷ lục cho một khu nhà mẫu tại Việt Nam. Tọa lạc ngay trung tâm quận 1, bên bờ sông Sài Gòn, Grand Marina, Saigon thừa hưởng kết nối lý tưởng với 2 mặt tiếp giáp đường Tôn Đức Thắng và Nguyễn Hữu Cảnh và ga tàu điện ngầm Bason.
Ngoài ra, Grand Marina có vị trí tiếp giáp dòng chảy của sông Sài Gòn nên có nguồn thủy khí quanh năm luân chuyển, hài hòa tự nhiên, thu hút vận khí tốt mang lại sức khỏe, tài lộc, nguồn năng lượng tích cực và phát triển cho gia chủ. Vì thế, ngoài giá trị tích sản thông thường của bất động sản hàng hiệu, căn hộ Grand Marina, Saigon còn hứa hẹn sinh sôi tài lộc cho chủ nhân tương lai.
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Văn Kim
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Thái Huệ