Hủy
Công Nghệ

Châu Á-Thái Bình Dương có 1,7 tỉ thuê bao di động, chiếm một nửa toàn cầu

Thứ Ba | 10/06/2014 18:13

 
 
Theo báo cáo của GSMA về ngành công nghiệp di động toàn thế giới năm 2014, châu Á-Thái Bình Dương có 1,7 tỷ thuê bao di động, chiếm 1/2 toàn thế giới.

Báo cáo của Hiệp hội GSM (GSMA) cho biết nền công nghiệp di động trên toàn thế giới đã có bước phát triển "thần tốc" trong một thập kỷ qua.

Với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng về kết nối, số thuê bao và lưu lượng thông tin truyền tải, công nghiệp di động đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tiến bộ kinh tế - xã hội trên toàn thế giới. Nhiều ngành công nghiệp đang tăng cường di động hóa nhằm giảm thiểu chi phí và cung cấp cho người dùng trải nghiệm mới.

Cuối năm 2003, cả thế giới chỉ có hơn 1 triệu người có thuê bao duy nhất, tức là cứ 6 người thì có dưới 1 người có thuê bao di động. Tuy nhiên, đến cuối năm 2013, con số này đã tăng hơn 3 lần lên 3,4 tỷ người. Tổng số SIM được kết nối là 6,9 tỷ, tương đương với 1 người trung bình sử dụng 1,8 SIM. Tốc độ tăng trưởng của số thuê bao đi động duy nhất trên toàn thế giới đạt 7.7% trong giai đoạn 2008 - 2013.

Nguồn: GSMA Intelligence
Nguồn: GSMA Intelligence


Trong đó, châu Á Thái Bình Dương là thị trường thuê bao di động lớn nhất thế giới. Số thuê bao di động tại khu vực này tăng liên tục từ năm 2008 đến năm 2013 và chạm mốc 1,7 tỷ thuê bao di động vào cuối năm 2013.

Theo GSMA dự đoán, số thuê bao di động sẽ duy trì đà tăng đến năm 2020 nhưng tốc độ tăng sẽ chậm lại ở 3,5%. Cuối năm 2014, dự báo sẽ có gần 3,6 tỷ thuê bao duy nhất và tăng liên tục lên hơn 4 tỷ thuê bao vào cuối năm 2020.

Hoạt động kết nối di động trên toàn cầu cũng phát triển nhanh chóng với mức tăng trung bình là 11.3% từ năm 2008 đến năm 2013.

g
(CAGR - tốc độ tăng trưởng kép hàng năm)

2G vẫn là công nghệ kết nối mạng thống lĩnh thị trường về số kết nối. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng 2G để kết nối đã giảm xuống 67% vào cuối năm 2013 so với mức 90% trong năm 2008.

Trong khi đó, số người sử dụng công nghệ 3G và 4G ngày càng tăng, đặc biệt là 3G. Số lượng kết nối 3G trên toàn thế giới đã tăng vọt trong những năm gần đây, từ 600 triệu người dùng trong năm 2009 lên hơn 2 tỷ người dùng vào năm 2013 và chiếm gần 1/3 tổng nền tảng kết nối mạng toàn cầu.

g


Những con số này cho thấy, thị trường đang có xu hướng chuyển sang dùng công nghệ 3G và 4G để kết nối mạng do sự phát triển mạnh mẽ của điện thoại thế hệ mới - điện thoại thông minh.

Dự kiến, đến năm 2020, kết nối 2G sẽ giảm xuống còn 1/3 tổng nền tảng kết nối mạng trên toàn thế giới với 3,2 tỷ kết nối, không tính kết nối máy - máy.

Ngược lại, nền tảng kết nối 3G sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai khi tăng thêm 1,7 tỷ kết nối vào năm 2020. Công nghệ 4G cũng được sử dụng nhiều hơn và dự báo sẽ tăng mạnh, chiếm 25% tổng kết nối toàn cầu vào năm 2020 với 2,3 tỷ kết nối. Tính đến cuối năm 2013, 4G chỉ chiếm 3% tổng kết nối toàn cầu.

Sự phát triển của mạng 4G theo sau sự tăng tốc trong việc triển khai mạng LTE (long-term evolution - tạm dịch là mạng tiến hóa dài hạn) tại nhiều nước trên toàn thế giới. Cuối năm 2013, có tất cả 256 mạng LTE được thiết lập trên gần 100 nước trên thế giới.

h


Trong đó, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã chiếm 80% tổng kết nối LTE trên toàn cầu vào năm 2013. Tuy nhiên, trọng điểm của mạng LTE sẽ dần tập trung hơn tại châu Á trong tương lai.

Năm 2017, số lượng kết nối mạng LTE trên toàn cầu dự kiến sẽ tăng lên hơn 500 tại 128 quốc gia, trong đó, châu Á, dẫn đầu là Trung Quốc, sẽ chiếm gần 1/2 tổng số kết nối mạng LTE trên toàn thế giới.

Ngoài ra, báo cáo của GSMA trích dẫn số liệu của công ty Vodafone. Theo Vodafone, trong quý 3/2013, có đến 75% dữ liệu mà khu vực châu Âu sử dụng là các đoạn phim video và duyệt web. Theo Ericcson, lưu lượng thông tin đã tăng 80% kể từ quý 3/2012 đến quý 3/2013. Tốc độ kết nối mạng trung bình toàn cầu là 526 kbps vào năm 2012 và dự báo sẽ tiếp tục tăng với tốc độ hàng năm là gần 50% đến năm 2017, lên 3,9 Mbps.

g
Sự phát triển nhanh chóng của nền công nghiệp di động cũng có ảnh hưởng sâu rộng về mặt kinh tế - xã hội đối với mỗi quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Theo báo cáo của GSMA, năm 2013, ngành công nghiệp di động đã đóng góp 3,6% vào tổng GDP toàn cầu, tương đương với gần 2,4 nghìn tỷ USD. GSMA dự báo, con số này sẽ tăng lên khoảng 5,1% vào năm 2020.

k

Ngoài ra, công nghiệp di động cũng tác động không nhỏ đến thị trường việc làm, hoạt động huy động vốn từ xã hội.

Tính đến năm 2013, hệ sinh thái di động (gồm cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ, công ty điều hành mạng lưới di động, hãng sản xuất thiết bị cầm tay, nhà phân phối và hãng bán lẻ, nội dung và dịch vụ của thiết bị) đang trực tiếp hỗ trợ việc làm cho 10,5 triệu người và đóng góp 336 tỷ USD vào các quỹ công.

GSMA dự báo, nền công nghiệp di động sẽ tạo ra 15,4 triệu việc làm và số tiền đóng góp cho các quỹ công sẽ tăng lên 465 tỷ USD vào năm 2020.

Ngoài ra, thị trường di động cũng đóng góp cho lĩnh vực năng lượng tái tạo, "nền kinh tế" của các ứng dụng và dịch vụ tiền di động.

Nguồn Theo DVO/ Gafin


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới