Chỉ trong 20 ngày, hơn 75 tấn vải thiều đã được bán qua MoMo

Sau 20 ngày triển khai, ngày 30.6 vừa qua, chương trình Ủng hộ nông sản Việt do Ví điện tử MoMo phối hợp cùng báo Tuổi Trẻ và Saigon Co.op thực hiện đã chính thức khép lại với những kết quả ấn tượng: Hơn 75 tấn vải thiều Lục Ngạn; 2.855 kg gạo ST Xuân Hồng và kêu gọi quyên góp hơn 86 triệu đồng hỗ trợ chi phí đến trường cho con em nông dân khó khăn. Kết quả ấn tượng mà chương trình Ủng hộ nông sản Việt đạt được không chỉ giúp giải quyết bài toán ngắn hạn là hỗ trợ người nông dân tìm đầu ra cho nông sản trong bối cảnh sau dịch COVID-19, hoạt động mua bán, xuất khẩu chưa trở lại bình thường mà còn giúp mở ra hướng đi mới mẻ cho tiêu thụ nông sản trong tương lai.
Chính thức khởi động từ ngày 10.6.2020, Ủng hộ nông sản Việt” đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người dùng. Ghi nhận vào cuối chương trình (23 giờ 59 phút ngày 30.6.2020), chương trình đã đạt được những con số kỷ lục:
75,021 tấn vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) với 14.676 lượt ủng hộ (TP.HCM và Hà Nội); 2.855 kg Gạo giống ST Xuân Hồng với 353 lượt ủng hộ. Tương ứng với số tiền 2,232 tỉ đồng.
86.259.017 đồng với 16.099 lượt quyên góp cho con em nông dân cho năm học mới.
![]() |
Trước khi ra mắt, Ban tổ chức đặt kỳ vọng khoảng 20 tấn Vải Thiều Lục Ngạn sẽ được tiêu thụ và phạm vi áp dụng chỉ tại TP.HCM. Tuy nhiên, ngay trong ngày đầu mở bán có 17,5 tấn Vải Thiều Lục Ngạn được người tiêu dùng mua ủng hộ trên Ví MoMo. Đây là thành công bất ngờ và tạo tiền đề để các bên mạnh dạn mở rộng phạm vi chương trình tại Hà Nội (bắt đầu từ ngày 19.6).
Theo thống kê từ Saigon Co.op, lượng vải thiều bán qua Ví MoMo chiếm 20% tổng sản lượng vải thiều bán ra của Saigon Co.op năm nay. "Kết quả của chương trình "Ủng hộ nông sản Việt" lần đầu tiên này sẽ mở ra thêm nhiều cơ hội cho các loại nông sản khác thời gian tới", ông Đỗ Quốc Huy, Giám đốc Marketing Saigon Co.op cho biết.
![]() |
Ông Nguyễn Bá Diệp, Phó Chủ tịch, đồng sáng lập Ví MoMo, nhận định, trong chuỗi phân phối, tiêu thụ nông sản, người nông dân sẽ là đối tượng dễ bị thiệt thòi, tổn thương vì họ phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan.
“Đó cũng là lý do mà hằng năm chúng ta mãi nghe “điệp khúc”: Được mùa mất giá, được giá mất mùa. Vì vậy, nếu chúng ta giải quyết được vấn đề đầu ra cho người nông dân ngay từ ban đầu thì sẽ giúp họ có thể chủ động hơn, có nguồn thu ổn định hơn không phụ thuộc vào các thương lái cũng như thị trường xuất khẩu tiểu ngạch, yên tâm canh tác”, ông Diệp nói.
Từ thực tế trên “Ủng hộ nông sản Việt” là một thử nghiệm hoàn toàn mới trên Ví MoMo mở ra hướng đi cho mô hình hợp tác giữa các đơn vị trong cùng một hệ sinh thái. Theo đó, mỗi thành tố sẽ phát huy tối đa thế mạnh của mình, tận dụng hợp lý các nguồn lực tạo thêm nhiều giá trị cộng hưởng cho người dùng và cộng đồng, giải quyết các bài toán lớn của xã hội.
Có thể nói những con số ấn tượng của chương trình “Ủng hộ nông sản Việt” đạt được không phải trong một sớm một chiều mà là kết quả được tính bằng năm của chuỗi những nỗ lực không ngơi nghỉ trong việc xây dựng hệ sinh thái, liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ mang đến ra giá trị thiết thực qua đó dần dần tạo được niềm tin nơi người tiêu dùng.
Việc đưa nông sản Việt lên bán trên nền tảng số là sự sáng tạo, đột phá mang đến trải nghiệm mua hàng mới mẻ. Song song, sự kết hợp của 2 đơn vị đầu ngành cũng là điểm sáng tạo nên thành công của chương trình. Trên thực tế khi quyết định mua sản phẩm, đặc biệt là hàng tươi sống người dùng có nhu cầu dùng cần biết rõ về nguồn gốc xuất xứ, phân phối và người dùng hoàn toàn yên tâm vì Saigon Co.op là thương hiệu lâu năm, đã gây dựng niềm tin với người tiêu dùng.
Trong khi đó, Ví MoMo với 20 triệu người dùng đặc biệt là nền tảng công nghệ hiện đại đã giúp chương trình tạo độ phủ trên quy mô lớn và giúp việc đặt mua nông sản cũng như kêu gọi quyên góp tiền nhanh chóng, an toàn.
“Ủng hộ nông sản Việt” không chỉ mang tính thời điểm mà sẽ được phát triển, mở rộng. Song hành cùng các chính sách vĩ mô khác của Nhà Nước liên quan đến kích cầu, đến nhu cầu của từng địa phương với các sản phẩm nông sản đặc trưng của vùng miền đó, giúp giải quyết các vấn đề lớn hơn của xã hội. Hứa hẹn trở thành mô hình phát triển trong tương lai.
“Vải thiều Lục Ngạn và gạo ST Xuân Hồng là 2 sản phẩm thử nghiệm cho lần này, chắc chắn chương trình chúng tôi không dừng lại ở 2 nông sản này. Chúng tôi còn ấp ủ rất nhiều những dự án hỗ trợ người nông dân. Trong tương lai, bất kỳ người dùng nào cũng có thể sử dụng MoMo như một nền tảng kêu gây quỹ từ cộng đồng. Ví dụ bạn có vườn cam, vườn cà phê, vườn hồng,... đều có thể mang lên MoMo kêu gọi sự giúp sức của cộng đồng”, ông Nguyễn Bá Diệp kỳ vọng.
Thay mặt nông dân Việt Nam, Ban tổ chức xin gửi lời cảm ơn chân thành đến hàng triệu người dùng Ví MoMo, bạn đọc báo Tuổi Trẻ và khách hàng Saigon Co.op đã tin tưởng, ủng hộ chương trình “Ủng hộ nông sản Việt”.
Mong rằng, tiếp tục nhận được tín nhiệm và đồng hành của tất cả mọi người trong thời gian sắp tới với những chương trình thiết thực, ý nghĩa hơn.
“Ủng hộ nông sản Việt” nằm trong khuôn khổ các hoạt động hướng tới “Ngày không tiền mặt 2020” - khuyến khích sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử. Đây cũng là năm đầu tiên chương trình này được thực hiện. Tham khảo thêm tại: https://momo.vn/unghonongsanviet |
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư

Tin cùng chuyên mục
-
Trực Thanh
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Tuấn Thịnh