Gia nhập nền kinh tế iPhone
Ngày càng nhiều doanh nghiệp toàn cầu chuyển hướng đầu tư sang Việt Nam. Ảnh: Quý Hòa
Nhiều thông tin cho thấy Apple và các nhà cung ứng đang đàm phán để chuyển lắp ráp MacBook và đồng hồ thông minh sang Việt Nam.
Thực tế, chuỗi cung ứng của Apple đã vào Việt Nam nhưng các nhà sản xuất, cung ứng mới chỉ sản xuất, lắp ráp các sản phẩm có giá trị gia tăng và mức độ phức tạp chưa cao. Vì vậy, gần đây, trong chuyến thăm và làm việc với Apple, Thủ tướng Chính phủ đã đề nghị Apple chú trọng đầu tư phát triển hoạt động kinh doanh tại Việt Nam và Việt Nam sẽ trở thành một trong những thị trường tiêu biểu của hãng này ở khu vực châu Á. CEO của Apple Tim Cook khẳng định sẽ tích cực xem xét đề nghị của Chính phủ Việt Nam về việc tăng số lượng nhà cung ứng nội địa và nâng tỉ lệ sử dụng dịch vụ, hàng hóa nội địa cao hơn trong các sản phẩm của Apple trong thời gian tới.
Apple hiện không có nhà máy sản xuất trực tiếp tại Việt Nam nhưng có 31 nhà máy của các đối tác sản xuất thiết bị gốc tại 14 tỉnh, thành với khoảng 160.000 lao động. Các đối tác này chuyên sản xuất các cấu phần điện tử (bảng điện, camera, màn hình...) và lắp ráp hoàn thiện sản phẩm. Hầu hết các đối tác sản xuất cho Apple như Foxconn, Luxshare, Goertek, BYD... đều đã có nhà máy ở Việt Nam. Trong đó, đối tác chính của Apple là Foxconn đã đầu tư lần hơn 1 tỉ USD để mở rộng quy mô nhà máy sản xuất tại đây.
Việc mở rộng sản xuất và lắp ráp các sản phẩm mới của Apple như MacBook tại Việt Nam là việc sớm hay muộn. Ảnh: Quý Hòa |
Đối tác lắp ráp đồng hồ thông minh cho Apple là Luxshare ICT có cả dây chuyền sản xuất ở Trung Quốc và Việt Nam. Việc lắp ráp ở Việt Nam đã được thực hiện từ thế hệ Watch 7 và sẽ tăng mạnh tỉ trọng ở phiên bản tiếp theo. Ước tính khoảng 60-70% đồng hồ Apple Watch 8 sắp ra mắt của Apple được sản xuất tại Việt Nam.
Vì thế, việc mở rộng sản xuất và lắp ráp các sản phẩm mới của Apple như MacBook tại Việt Nam là việc sớm hay muộn. Vấn đề của Việt Nam là giải quyết những thách thức trong cắt giảm chi phí và tăng tính cạnh tranh cho các sản phẩm của Apple. Apple hiện chiếm 18% thị trường điện thoại thông minh tại Trung Quốc và Trung Quốc chiếm gần 1/4 doanh số toàn cầu của Apple. Vì Trung Quốc đóng vai trò tăng trưởng quan trọng nên Apple không dễ dàng từ bỏ thị trường này.
Tuy nhiên, Việt Nam là một phương án “cộng thêm” với nhiều ưu thế cho Apple trong làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu. CEO Apple cũng nhận định, hãng này lập kỷ lục doanh số trong quý II nhờ các thị trường mới nổi như Brazil, Việt Nam và Indonesia. Thực tế, đại diện của Thế Giới Di Động cho biết, năm nay, doanh thu của Apple tại thị trường Việt Nam dự tính đạt khoảng 1,5-1,8 tỉ USD.
Bà Đỗ Thị Thúy Hương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI), cho rằng trong bối cảnh chuyển dịch của chuỗi cung ứng toàn cầu và sự phân bổ rủi ro từ các nhà đầu tư không muốn tập trung vào một thị trường duy nhất, cộng với việc Trung Quốc thực hiện chính sách Zero Covid..., một số nhà đầu tư đã rục rịch chuyển sản xuất sang Việt Nam, trong đó có chuỗi cung ứng của Apple.
Theo số liệu của World Bank, với mức vốn hóa thị trường vượt mốc 3.000 tỉ USD, Apple sẽ trở thành “nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới”, đứng trên cả Anh, quốc gia có GDP đạt 2.700 tỉ USD. Vì vậy, sự gia tăng quy mô của chuỗi cung ứng Apple gửi nhiều thông điệp đối với kinh tế Việt Nam. Đáng chú ý, vài năm trở lại đây, Việt Nam đang dần trở thành một trung tâm sản xuất công nghệ mới tại khu vực khi thu hút hàng loạt thương hiệu lớn như Samsung, Intel, LG, Nokia, Foxconn... Vì vậy, thêm một thương hiệu lớn toàn cầu như Apple sẽ làm tăng vị thế của ngành công nghiệp điện tử trong nước trên bản đồ công nghiệp điện tử thế giới.
Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài, đánh giá các doanh nghiệp công nghệ, điện tử lớn toàn cầu vào Việt Nam sẽ mang lại giá trị lan tỏa, thu hút sự tham gia của các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng, đóng góp cho sự phát triển của công nghiệp điện tử Việt Nam.
Xu hướng ngày càng nhiều doanh nghiệp toàn cầu chuyển hướng đầu tư sang Việt Nam không phải là tạm thời, mà mang tính chiến lược và lâu dài. Sự dịch chuyển sản xuất của tập đoàn công nghệ khổng lồ như Apple sang Việt Nam được dự báo sẽ ảnh hưởng tích cực đến hệ sinh thái gia công phần cứng, chuỗi cung ứng cũng như môi trường đầu tư ở Việt Nam.
Thêm vào đó, Việt Nam sẽ sớm gia nhập “nền kinh tế iPhone” với nhiều nguồn lợi cụ thể, đặc biệt khi doanh nghiệp trong nước gia nhập chuỗi cung ứng cho Apple. Theo Credit Suisse, ước tính Apple trả cho các công ty Đài Loan từ 100-150 USD mỗi chiếc iPhone cho chi phí linh kiện và lắp ráp. Theo đó, hoạt động sản xuất iPhone mang lại doanh thu từ 17,9- 26,9 tỉ USD cho các công ty Đài Loan. Tương tự như vậy là khoản tiền khổng lồ cho các đối tác đến từ Nhật, Hàn Quốc với những đơn hàng về màn hình, chip
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Công Sang
-
Hằng Nga
-
Trực Thanh
-
Nguyễn Long