Thanh toán không tiền mặt lan rộng đến nông thôn
Với lĩnh vực F&B, thanh toán không tiền mặt nửa năm 2023 so với cùng kỳ tăng gấp đôi về số lượng và 25% về giá trị. Ảnh: T.L.
Theo nghiên cứu dựa trên dữ liệu thống kê trong mạng lưới chấp nhận thanh toán của Payoo trên toàn quốc, việc sử dụng các phương thức thanh toán không tiền mặt đã trở nên phổ biến với mọi người dân.
Các hình thức thanh toán không tiền mặt cũng ngày càng phong phú từ thanh toán thẻ truyền thống đến các phương thức mới như mã QR, thanh toán không tiếp xúc, eVoucher. Tăng trưởng thanh toán không tiền mặt năm sau luôn cao hơn năm trước.
Hiện nay, thanh toán hóa đơn là lĩnh vực thể hiện sự quyết tâm mạnh mẽ trong đổi mới cơ cấu thanh toán. Bằng cách dừng hẳn đội ngũ thu hộ tận nhà để chuyển sang kết nối với các đơn vị chuyên môn như ngân hàng, trung gian thanh toán, hoạt động thanh toán điện tử đã sớm gặt hái những thành tích đáng tự hào.
Các hình thức thanh toán không tiền mặt cũng ngày càng phong phú từ thanh toán thẻ truyền thống đến các phương thức mới như mã QR. Ảnh: T.L. |
Cụ thể, theo Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, tỉ lệ khách hàng thanh toán tiền điện không sử dụng tiền mặt đến hết tháng 4/2023 đạt 85,11%, vượt 5,84% so với chỉ tiêu EVN giao năm 2023; doanh thu qua kênh thanh toán không tiền mặt đạt tỉ lệ 96,34%. Trong khi đó, với việc triển khai đồng bộ các giải pháp về thu tiền điện không dùng tiền mặt, trong năm 2022, ti lệ khách hàng thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt của Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đạt 98%, vượt kế hoạch Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giao 13%.
Đặc biệt, thanh toán không tiền mặt cho khối tư nhân tăng trưởng rõ rệt hơn bao giờ hết qua từng quý, từng năm. Trong 6 tháng đầu năm 2023, tuy nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nhưng điểm sáng là thanh toán điện tử vẫn tăng trưởng nhanh. Thanh toán không tiền mặt phát triển trong mọi hoạt động mua sắm, ăn uống và chăm sóc sức khỏe.
Với lĩnh vực F&B, thanh toán không tiền mặt nửa năm 2023 so với cùng kỳ tăng gấp đôi về số lượng và 25% về giá trị. Trong khi đó, lĩnh vực siêu thị ghi nhận sự tăng trưởng 64% về số lượng và 32% về giá trị so với cùng kỳ.
Một xu hướng rõ nét trong năm nay là sự quan tâm của người trẻ trong việc chăm sóc vẻ ngoài cũng như cải thiện sức khỏe bên trong. Các lĩnh vực thời trang, trang sức và phụ kiện đã tăng gấp 3 về số lượng và gấp đôi về giá trị, trong khi làm đẹp, mỹ phẩm tăng 1,5 lần về số lượng và 2 lần về giá trị. Người dân chú ý nhiều đến rèn luyện sức khỏe thông qua các hoạt động thể thao, chạy bộ. Trong 6 tháng đầu năm nay, hệ thống Payoo ghi nhận hơn 65.000 lượt đăng ký mua các gói tập, các loại BIB chạy và các hoạt động chạy xe đạp phong trào.
Với mảng học phí, từ năm học mới 2022-2023, nhờ sự tham gia của nhiều ngân hàng trong việc tích hợp giải pháp thanh toán học phí của Payoo vào ứng dụng ngân hàng, tăng trưởng thu học phí không tiền mặt đã có sự bứt tốc đáng kể. So sánh giữa năm 2022 và 2023, giao dịch thu hộ học phí qua nền tảng trực tuyến tăng gấp 7 lần, trong đó qua kênh ngân hàng tăng hơn 8 lần. Giao dịch trực tiếp tại cửa hàng cũng tăng gần gấp 2,5 so với cùng kỳ năm ngoái.
Với viện phí, tăng trưởng giao dịch thanh toán viện phí qua Payoo tăng gấp 3 lần số lượng, gấp 2 lần giá trị so với cùng kỳ năm trước. Bệnh nhân và người nhà có thể lựa chọn đặt hẹn và thanh toán phí khám chữa bệnh thuận tiện với đa dạng các phương thức khác nhau: thẻ nội địa, thẻ quốc tế, quét mã QR qua ứng dụng ngân hàng, ví điện tử.
Tăng trưởng thu học phí không tiền mặt đã có sự bứt tốc đáng kể. Ảnh: Woki. |
Trong nhóm dịch vụ công, bên cạnh Cổng dịch vụ công quốc gia, Payoo cung cấp dịch vụ thanh toán cho các Sở, ban, ngành địa phương, hỗ trợ địa phương phục vụ tốt cho người dân đối với các dịch vụ hành chính công.
Theo thông tin của Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 3/2023, thanh toán qua phương thức QR Code tăng mạnh mẽ nhất với 160,7% về số lượng và 43,8% về giá trị; qua POS tăng 37,5% về số lượng và 32% về giá trị. Trong đó, chỉ tính riêng nền tảng thanh toán Payoo, giá trị thanh toán QR qua mạng lưới đối tác trong quý I vừa qua trên cả 2 kênh online và qua POS đã tăng trưởng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước. Tỉ trọng thanh toán QR trong các hình thức thanh toán ở nhiều lĩnh vực vượt hơn 30%.
Trong đó, Top 5 lĩnh vực có số lượng giao dịch QR nhiều nhất theo thứ tự là: Dịch vụ ăn uống; Thời trang, mỹ phẩm; Siêu thị và cửa hàng tiện lợi; Nội thất và đồ dùng gia đình, Cửa hàng bán lẻ khác.
Thanh toán không tiếp xúc bằng thẻ vật lý qua công nghệ giao tiếp trường gần (NFC) cũng tăng trưởng nhanh chóng trong năm qua. 6 tháng đầu năm 2023, số lượng giao dịch không tiếp xúc qua thẻ gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước.
Với việc các ngân hàng nhanh chóng phát hành thẻ không tiếp xúc, các tổ chức thẻ nỗ lực khuyến khích người dân trải nghiệm hình thức thanh toán mới thông qua chương trình khuyến mãi, việc thanh toán bằng thẻ không tiếp xúc ngày càng phổ biến bởi nhà bán hàng và khách hàng đều nhận ra những ưu điểm của hình thức thanh toán này: tốc độ xử lý nhanh chóng, giao dịch thuận tiện và tính an toàn, bảo mật.
Đối với doanh nghiệp, quà tặng số đơn giản và tiết kiệm hơn. Với người dùng, quà tặng số văn minh, hiện đại hơn, có thể quy đổi theo đúng nhu cầu của mình trong một danh mục quà tặng rộng khắp với hàng trăm thương hiệu.
Có thể bạn quan tâm:
A.I đang thay đổi "cuộc chơi" của Phố Wall
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Trọng Hoàng
-
Trực Thanh
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Tuấn Thịnh