Thời của tàu thủy và phà tự lái
Prism Courage, con tàu chở dầu tự lái nặng 134.000 tấn hoàn thành được chặng đường 10.000km từ Vịnh Mexico đến Hàn Quốc. Ảnh: Korea.net
Trong tuần qua, một chiếc tàu tự lái cỡ lớn chở 15.000 container đã hoàn thành hải trình 1.500km từ nhà máy đóng tàu ở tỉnh Nam Gyeongsang (Hàn Quốc) tới cảng Cao Hùng của lãnh thổ Đài Loan. Trong cả hải trình, chiếc tàu tự lái đã 90 lần gặp tàu khác và chuyển hướng, đồng thời tránh được hơn 9.000 vật cản.
Chiếc tàu do Samsung chế tạo này được gắn radar thăm dò mặt nước, có thể xác định được các vật cản trong bán kính 50km cả ngày lẫn đêm. Khi vật cản xuất hiện trong vòng 1,8km, tàu sẽ tự động rẽ sang hướng khác để tránh. Hệ thống tự hành của tàu tự động quyết định tất cả quá trình, từ chuyển hướng cho tới điều khiển tốc độ, lực đẩy của động cơ. Hệ thống này được liên kết với radar, tín hiệu định vị vệ tinh nhân tạo GPS, thiết bị định vị tự động để xác định và điều chỉnh vị trí mỗi 5 giây/lần. Trung tâm điều khiển trên đất liền có thể điều khiển tàu từ xa thông qua mạng viễn thông di động 5G.
Chiếc tàu này mang lại niềm tự hào cho ngành công nghiệp Hàn Quốc, đồng thời cũng góp phần thúc đẩy cuộc đua chế tạo tàu tự lái trên toàn cầu. Trước đó 1 năm, đối thủ của Samsung là Huyndai thành công với Prism Courage, con tàu chở dầu tự lái nặng 134.000 tấn hoàn thành được chặng đường 10.000km từ Vịnh Mexico đến Hàn Quốc nhờ hệ thống trí tuệ nhân tạo HiNAS 2.0. HiNAS 2.0 có khả năng phân tích các loại cảm biến khác nhau trong thời gian thực, phản hồi nhanh chóng, hiệu quả và đáng chú ý nhất là tuân thủ mọi quy định của luật hàng hải.
Một chiếc thuyền tự lái cỡ nhỏ của Navier (Mỹ) chuẩn bị hạ thủy. Ảnh: International Boat Industry |
Ngoài việc điều khiển tàu chở dầu trong thời gian thực, hệ thống HiNAS 2.0 của Avikus còn có khả năng lựa chọn các tuyến đường tối ưu với tốc độ phù hợp nhất để đến đích, bằng cách phân tích dữ liệu thu thập được thông qua các cảm biến tiên tiến. Công nghệ này cũng có thể đánh giá thời tiết và độ cao của sóng, đồng thời không đến quá gần các tàu khác để tránh va chạm.
Các cơ quan quản lý tàu thuyền của Mỹ và Hàn Quốc đã giám sát và đánh giá hiệu suất của con tàu này. Dữ liệu cho thấy hệ thống trí tuệ nhân tạo đã giúp tăng hiệu suất nhiên liệu lên 7% và giảm phát thải khí nhà kính đến 5%. Hơn nữa, hệ thống này cũng nhận diện chính xác vị trí của các tàu gần đó và có thể điều khiển tàu giảm va chạm khoảng 100 lần.
Bên cạnh Hàn Quốc, Mỹ và Thụy Điển cũng đầu tư mạnh tay cho tàu tuyền tự lái. Sau khi chế tạo thành công tàu cao tốc cánh ngầm chạy bằng điện, Công ty Thụy Điển Candela và công ty Navier có trụ sở tại California, Mỹ đều đang lên kế hoạch tấn công thị trường dành cho phà điện, có thể cạnh tranh với các phương tiện chạy bằng khí đốt đang chở hành khách quanh các khu vực đông dân cư như quần đảo Stockholm hoặc dọc theo Vịnh San Francisco…
Có thể bạn quan tâm:
10 startup A.I “đáng nể” nhất thế giới
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Trọng Hoàng
-
Trực Thanh
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Thái Huệ