Hủy
Kinh Doanh

Bồn nước Sơn Hà phát hành hơn 17 triệu cổ phiếu để thâu tóm Toàn Mỹ

Mai Hân Thứ Sáu | 12/10/2018 14:16

 
 
Hai đối thủ lớn trong ngành bồn nước sẽ sáp nhập lại với nhau, thương vụ đã hoàn tất vào tháng 10 vừa qua.

Với lý do thâu tóm thị trường miền Bắc, Sơn Hà khá dễ dàng sau thời gian dài ủ mưu thâu tóm Toàn Mỹ. Tuy nhiên, trong thương vụ này còn ẩn chứa một thỏa thuận ngầm về "đại bàn kinh doanh" tại thị trường miền Nam và miền Bắc của 2 công ty.

Mở rộng thị trường miền Nam

Sau thời gian 2 bên thống nhất, Sơn Hà (Công ty cổ phần Quốc tế Sơn Hà (SHI)) vừa thông báo phát hành 17,96 triệu cổ phiếu hoán đổi để sở hữu 8,98 triệu cổ phần, chiếm 99,78% vốn điều lệ Toàn Mỹ (Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Toàn Mỹ).

Tỷ lệ hoán đổi là mỗi cổ đông sở hữu một cổ phần Toàn Mỹ tại thời điểm chốt quyền được đổi lấy hai cổ phần SHI. Điều này hơi ngược bởi Sơn Hà đang có vị thế và quy mô kinh doanh lớn hơn Toàn Mỹ rất nhiều.

Theo kế hoạch, trong trường hợp có từ hai cổ đông trở lên không thực hiện hoán đổi thì Toàn Mỹ tiếp tục duy trì loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần. Sau đợt hành phát hành, vốn điều lệ của Sơn Hà tăng lên 854 tỉ đồng.

Bon nuoc Son Ha phat hanh hon 17 trieu co phieu de thau tom Toan My
 

Việc sáp nhập không chỉ nhằm mục đích mở rộng và phát triển thị trường miền Nam trên cơ sở tận dụng lợi thế sẵn có của Toàn Mỹ mà còn giúp Sơn Hà bớt đi một đối thủ cạnh tranh. Ngay trong năm đầu tiên hợp nhất, Sơn Hà đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 3.000 tỉ đồng và 150 tỉ đồng, trong đó, tỷ lệ đóng góp của Toàn Mỹ là 10% và 20%.

Chia lại thị phần giữa 2 miền Nam-Bắc

Nguyên nhân Sơn Hà sáp nhập cùng Toàn Mỹ đã được ban lãnh đạo công ty tiết lộ từ đại hội đồng cổ đông bất thường tháng 10 năm ngoái, có liên quan đến “thỏa thuận ngầm” dùng thương hiệu Sơn Hà. Một trong những yếu tố quan trọng Quốc tế Sơn Hà nhận được khi thâu tóm Toàn Mỹ là "danh phận" để công ty tấn công thị trường miền Nam.

Thực tế, Quốc tế Sơn Hà và Sơn Hà Sài Gòn đã có thỏa thuận ngầm về việc sử dụng thương hiệu Sơn Hà cho các sản phẩm của 2 công ty. Quốc tế Sơn Hà, do ông Lê Vĩnh Sơn làm Chủ tịch sẽ sử dụng thương hiệu Sơn Hà cho các sản phẩm được tiêu thụ từ Đà Nẵng trở ra phía Bắc, còn từ Quảng Nam trở vào phía Nam sẽ do Sơn Hà Sài Gòn, do ông Lê Hoàng Hà làm Chủ tịch đảm nhiệm.

Quyết định này ban đầu được đưa ra do cả hai đều bán các sản phẩm dưới thương hiệu Sơn Hà. Việc sáp nhập sẽ giúp tách bạch hoạt động dựa theo thị trường, dù cả 2 công ty vẫn có mối liên quan lẫn nhau về mặt sở hữu.

Mặt khác Toàn Mỹ cũng có thể trở thành động lực tăng trưởng cho Quốc tế Sơn Hà tại khu vực miền Bắc. Theo lời ông Lê Vĩnh Sơn, Toàn Mỹ vốn được định vị ở phân khúc cao cấp, Sơn Hà định vị ở phân khúc thấp hơn để có thể bao quát toàn thị trường.


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới