Bức tranh ngành thép “ấm” trở lại
Giá thép thanh tại Việt Nam sau đà giảm liên tiếp và đi ngang ở mốc 13,5 triệu đồng/tấn (thấp nhất) đã hồi phục nhẹ lên mức 14 triệu đồng/tấn. Ảnh: TL.
Giá thép nội địa chạm đáy
Giá thép thanh tại Việt Nam sau đà giảm liên tiếp và đi ngang ở mốc 13,5 triệu đồng/tấn (thấp nhất) đã hồi phục nhẹ lên mức 14 triệu đồng/tấn. Tình trạng này đến từ áp lực giảm giá theo giá thép thế giới và nhu cầu tiêu thụ thép trong nước có mức sụt giảm mạnh trong quý III/2023 làm các doanh nghiệp sản xuất phải hạ giá bán để bán hàng tồn kho. Cùng với đó là áp lực cạnh tranh với hàng nhập khẩu giá rẻ, đặc biệt từ Trung Quốc.
Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) đánh giá giá thép ở mức 13,5 triệu đồng/tấn (giá thép thanh thấp nhất của Hòa Phát) đã là mức đáy của thép thanh do ở mức giá này các doanh nghiệp sản xuất thép bằng công nghệ lò điện EAF duy trì mức biên lợi nhuận gộp hòa vốn hoặc lỗ.
Giá thép thanh trong nước hiện tại đã thấp ngang với giá Trung Quốc nhập khẩu. Nguồn: VCBS. |
Ngoài ra, giá thép thanh trong nước hiện tại đã thấp ngang với giá Trung Quốc nhập khẩu nên tiềm năng giảm giá là không nhiều. “Tuy nhiên, chu kỳ giá thép sẽ có biến động tương quan với giá thép Trung Quốc và khó có thể tăng giá mạnh trong thời gian tới”, VCBS đánh giá.
Cũng theo tổ chức này, giai đoạn vừa qua giá thép có sự hồi phục chủ yếu do những kỳ vọng ngắn hạn từ các gói chính sách của chính phủ Trung Quốc và giá đầu vào tăng cao. VCBS kỳ vọng giá thép thanh duy trì ở mức 14.000-15.000 triệu đồng/tấn cho đến hết nửa đầu năm 2024 trước khi có những sóng tăng giá sau đó.
Sản lượng tiêu thụ kỳ vọng phục hồi
Sản lượng tiêu thụ thép trong nước được kỳ vọng sẽ phục hồi trong thời gian tới nhờ 2 động lực chính.
Đầu tiên là đầu tư công tạo ra nhu cầu đối với thép. Năm 2023, giải ngân đầu tư công chậm tiến độ khá nhiều. VCBS kỳ vọng năm 2024, đầu tư công sẽ bứt phá bởi giải ngân cho các dự án tồn đọng từ năm 2023 chuyển sang, và gói kích thích kinh tế bổ sung của Chính phủ. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, tỉ trọng của thép trong đầu tư công là không nhiều, bởi vậy đóng góp chưa thực sự đáng kể. Thứ 2 là trợ lực từ bất động sản. Ngành bất động sản nội địa dần phục hồi là bệ đỡ cho nhu cầu ngành thép vào năm 2024. Thị trường xây dựng bất động sản (chiếm 60% nhu cầu thép) đang dần được tháo gỡ khó khăn nhờ những chính sách sửa đổi. Số dự án đang triển khai cho thấy sự tăng trưởng rõ rệt tại miền Bắc và có sự phục hồi tại khu vực miền Nam. Điều này giúp cho nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng có thể hồi phục trong các quý tới. Điểm tiêu cực đến từ việc số dự án được cấp phép mới ngày càng suy giảm và ở mức rất thấp.
VCBS ước tính tổng sản lượng tiêu thụ thép xây dựng trong năm 2023 sẽ giảm khoảng 15% trước khi hồi phục 11% vào năm 2024. Động lực thúc đẩy tăng trưởng phần lớn tới từ sự hồi phục của thị trường xây dựng dân dụng.
Thị trường xuất khẩu sáng hơn
Theo dự báo của WSA (Hiệp hội Thép Thế giới), nhu cầu tiêu thụ thép toàn thế giới trong năm 2023 hồi phục nhẹ ở mức 1,8% và tăng trưởng 1,9% vào năm 2024. Trong đó, sự hồi phục đáng kể ở đa phần các quốc gia như châu Âu, châu Á, Mỹ…. Quốc gia chiếm trọng số lớn nhất và thiếu động lực tăng trưởng trong năm 2024 là Trung Quốc với dự phóng tăng trưởng tiêu thụ thép chỉ ở mức 0%. VCBS cho rằng giả định tăng trưởng này sẽ hợp lý trong bối cảnh nền tảng lãi suất của các quốc gia lớn như châu Âu, Mỹ giảm xuống trong nửa cuối năm 2024 và không có trường hợp suy thoái kinh tế.
Nhu cầu nhập khẩu thép tại các quốc gia chủ lực như Mỹ, EU có tốc độ hồi phục tốt trong 9 tháng đầu năm 2023 tính từ đáy quý IV/2022. Nhu cầu nhập khẩu được kỳ vọng có thể tiếp tục quán tính duy trì tích cực trong các quý tiếp theo trong bối cảnh chênh lệch giá bán nội địa EU và Mỹ và khu vực châu Á đang ở mức cao.
Có thể bạn quan tâm
Thương mại toàn cầu năm 2023 giảm 5%
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Trực Thanh
-
Nguyễn Mai
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Hằng Nguyễn