Các xu hướng tiêu dùng chủ đạo tại Việt Nam
Ảnh: Tuổi trẻ.
GPD thực của Việt Nam sẽ tăng 91,4% trong giai đoạn 2019 – 2030 cùng với mức tăng vọt trong chi tiêu dùng (hình 2). Đến năm 2030, 46 triệu người tiêu dùng thành thị sẽ có mức chi tiêu dùng 169 tỷ USD trong khi con số này cho 61 triệu người dân ở nông thôn sẽ là 173 tỷ USD. Quan trọng hơn, tầng lớp trung lưu - nền tảng của tiêu dùng đang tăng nhanh: năm 2030, 49% hộ gia đình sẽ có thu nhập khả dụng hàng năm từ 5.000 đến 15.000 USD, tăng từ 33,8% vào năm 2018. Những điều này tạo ra cơ hội lớn cho các công ty có thể thích ứng với những thay đổi của thị trường và bắt kịp các xu hướng mới.
Dưới đây là một số xu hướng tiêu dùng chủ đạo tại Việt Nam:
1/ Trải nghiệm nhiều hơn: Ngày nay mọi người không muốn đến các cửa hàng chỉ để mua đồ vì họ có thể làm điều đó trực tuyến. Thay vào đó, khách hàng chọn các cửa hàng vật lý thay vì mua hàng online để có những trải nghiệm mà mua sắm trực tuyến không thể cung cấp. Ví dụ: chất lượng dịch vụ, không gian sáng tạo nghệ thuật trong cửa hàng, tư vấn chuyên sâu từ đội ngũ nhân viên, dùng thử sản phẩm … Mặc dù nhạy cảm về giá cả, người Việt vẫn sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để trải nghiệm.
2 / Người tiêu dùng “số”: Người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ, đã gắn chặt với các thiết bị di động, mạng xã hội và thích nghi với việc mua hàng trực tuyến. Với hơn 50% dân số truy cập internet di động, mạng xã hội đang đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá sản phẩm tại Việt Nam. Ngoài ra, các nền tảng tìm kiếm và đặt chỗ như dịch vụ giao đồ ăn nhanh cũng như dịch vụ giữ nhà, đặt chỗ khám bệnh online…có thể giúp các công ty tiếp cận khách hàng tiềm năng và nâng cao sự tiện lợi của khách hàng hiện hữu. Mặt khác, người Việt vẫn ưa thích mua sắm trực tuyến các mặt hàng giá rẻ do vẫn lo ngại về các yếu tố chất lượng sản phẩm, thanh toán an toàn. Do đó, quảng cáo/bán hàng đa kênh (Omni-channel) kết hợp linh hoạt giữa các kênh tiếp cận là mô hình ưu việt để các công ty tối đa hóa doanh số.
3/ Xu hướng “cao cấp hóa” của người tiêu dùng:
Sự gia tăng của tầng lớp có thu nhập cao (ước tính đạt 10 triệu trong năm 2020, so với 2,6 triệu năm 2012) cũng thúc đẩy nhu cầu khổng lồ về “cao cấp hóa”. Người tiêu dùng ngày càng có nhu cầu thể hiện bản thân và muốn sự khác biệt qua các sản phẩm được “cá nhân hóa” cho mình. Nhu cầu này không chỉ giới hạn tại phân khúc xa xỉ với người tiêu dùng có thu nhập cao, các công ty có thể cung cấp các dịch vụ “cao cấp”, có phong cách riêng và giá cả phù hợp cũng sẽ hưởng lợi từ xu hướng này. Ví dụ như trường hợp của Xiaomi tạo ra một hệ sinh thái đặc trưng (Mi ecosystem for Mi fans) gồm những sản phẩm chất lượng cao với giá thấp hay chuỗi The Coffee House mang đến không gian thưởng thức café cao cấp với mức giá bình dân.
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Hải Vân
-
Công Sang
-
Hải Đăng
-
Trung Nam