Hủy
Kinh Doanh

Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy TMĐT tăng trưởng vượt dự kiến

Mai Châu Chủ Nhật | 19/09/2021 15:24

Quy mô của thị trường thương mại điện tử thế giới năm 2020 đạt gần 4.300 tỉ USD, năm 2021 đạt gần 4.900 tỉ USD và 2024 đạt gần 6.400 tỉ USD. Ảnh: TL.

 
 
Thương mại điện tử đã thay đổi nhanh do tình hình giãn cách xã hội, điều này tạo điều kiện cho những doanh nghiệp biết tận dụng cơ hội.

TS Nguyễn Thanh Mỹ, đồng thời là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mỹ Lan tại Trà Vinh, chia sẻ: xu hướng tiêu dùng đã thay đổi và thương mại điện tử đang phát triển mạnh thời gian qua. Điều này được thấy rõ trong suốt mấy tháng vừa qua tại mặt hàng thực phẩm của công ty Mỹ Lan. Theo ông Mỹ, các mặt hàng liên quan đến thực phẩm của công ty đã tăng trưởng rất nhiều qua đặt hàng trên các ứng dụng Thương mại điện tử.

Tại "Tọa đàm cấp cao Kinh tế số – Chìa khóa của tăng trưởng trong bối cảnh bình thường mới" do Bộ Công Thương mới tổ chức, ông Nguyễn Thế Quang, Phó Cục trưởng, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương, cũng chia sẻ: Mặc dù đại dịch bùng phát nhưng chưa có thời điểm nào thương mại điện tử phát triển như hiện nay, không chỉ bán lẻ mà y tế, giáo dục, giao thông vận tải đang vận dụng nền tảng số để quản lý hoạt động kinh doanh.

Ảnh:
Năm 2020, thị trường TMĐT có mức tăng trưởng 18% với quy mô đạt 11,8 tỉ USD. Ảnh: Bộ Công Thương.

Quy mô của thị trường thương mại điện tử thế giới năm 2020 đạt gần 4.300 tỉ USD, năm 2021 đạt gần 4.900 tỉ USD và 2024 đạt gần 6.400 tỉ USD. Số liệu này cho thấy định hướng cho các doanh nghiệp và nền kinh tế thế giới sẽ đi theo hướng kinh tế số trong tương lai.

Tại thị trường Việt Nam, theo số liệu của Bộ Công thương, từ 2016 đến nay, doanh số thương mại điện tử tăng 25-30%/năm, năm 2016 quy mô thị trường thương mại điện tử  đạt 5 tỉ USD doanh thu B2C, năm 2020 đạt 11,8 tỉ USD, đây là số liệu rất lạc quan. Dự kiến đến 2025 Việt Nam sẽ đạt doanh thu B2C là 35 tỉ USD, chiếm 10% doanh số bán lẻ cả nước trong một năm, đến năm 2025 tăng trưởng trung bình 24%/năm. Ước tính mua sắm trực tuyến năm 2020 đạt 240 USD/người/năm thì 2025 là 600 USD/năm.

Ảnh:
Quy mô TMĐT qua di động tại Việt Nam 2019 - 2023. Ảnh: JP Morgan.

Cũng tại hội thảo trực tuyến này, Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội thương mại điện tử chia sẻ, chưa bao giờ thương mại điện tử  bận rộn như lúc này, đại dịch làm tiến độ phát triển ứng dụng cho thương mại điện tử  từ người bán đến người mua rút ngắn lại 1-2 năm so với kế hoạch đến 2025.

Ông Dũng cho biết, thương mại điện tử trong các năm gần đây tăng trưởng 30-35%/năm và thời gian tới sau đại dịch là một bức tranh hoàn toàn thay đổi. "Những gì chúng ta dự đoán không như mong muốn hay tính toán, nhưng hoạt động thương mại điện tử  sẽ sang một trang mới. Chúng ta ngồi họp hoàn toàn trực tuyến cũng như phụ huynh cùng con cái học trực tuyến, các bà nội trợ đã biết cách dùng app để đặt hàng, đi chợ hộ, biết thế nào là combo, mua hàng và thanh toán trực tuyến...Đại dịch đã đẩy nhanh quá trình educate (giáo dục) tất cả mọi người tham gia vào lĩnh vực thương mại điện tử ", ông Dũng nhận xét.

Lộ diện 3 nhóm ngành sẽ đón sóng tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới