Hủy
Kinh Doanh

Dự báo xuất khẩu sẽ tăng trưởng 12 - 13% trong năm 2024

Việt Hà Thứ Năm | 26/09/2024 16:03

Xuất khẩu được kỳ vọng bứt phá nhờ nhiều yếu tố hỗ trợ. Ảnh: TL.

 
 
Trong 8 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu và nhập khẩu lần lượt tăng 15,8% và 17,7%, đưa thặng dư thương mại lên 19,07 tỉ USD.

Kim ngạch xuất khẩu tháng 8 ước đạt 37,59 tỉ USD, tăng 3,7% so với tháng trước nhờ số đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng tháng thứ năm liên tiếp, khi nhu cầu tiêu dùng trên thế giới đang trên đà phục hồi. 

Trong 8 tháng đầu năm 2024, có 2 mặt hàng nhập khẩu với trị giá trên 10 tỉ USD (chiếm 40,7% tổng kim ngạch nhập khẩu) bao gồm điện tử, máy tính và linh kiện, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác. 

 

Trong 8 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu và nhập khẩu lần lượt tăng 15,8% và 17,7%, đưa thặng dư thương mại lên 19,07 tỉ USD. Các hoạt động sản xuất tiếp tục giữ đà tăng trưởng ổn định với chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 9,5% so với cùng kỳ song song với chỉ số PMI duy trì trên ngưỡng 50 điểm tháng thứ năm liên tiếp khi đạt 52,4 điểm trong tháng 8, cho thấy triển vọng đầy hứa hẹn của ngành công nghiệp Việt Nam. 

Theo góc nhìn của Công ty Chứng khoán Tiên Phong (TPS), kim ngạch xuất khẩu luôn giữ được đà tăng trưởng tích cực, tháng sau cao hơn tháng trước kể từ tháng 5/2024. Xuất khẩu các mặt hàng thâm dụng lao động như dệt may, giày dép, xơ sợi và túi xách đang tăng khá nhanh. Xuất khẩu của những nhóm ngành này được dự báo sẽ khả quan trong những tháng cuối năm do nhiều doanh nghiệp đã có đủ đơn hàng cho cả năm 2024, và đang bắt đầu ký kết cho các đơn hàng cho năm 2025. 

 

TPS cho rằng xuất khẩu tăng sẽ thúc đẩy nhập khẩu nguyên liệu đầu vào tăng lên, tuy nhiên, giá trị nhập khẩu có thể sẽ không tăng mạnh như những tháng trước đây do tỉ giá hạ nhiệt. 

Ở góc nhìn khác, Công ty Chứng khoán MB (MBS) dự báo xuất khẩu sẽ tăng trưởng 12% - 13% trong năm 2024, thặng dư cán cân thương mại ở mức 21 - 23 tỉ USD dựa trên các nhiều yếu tố hỗ trợ. 

Đầu tiên, Ngân hàng Thế giới dự báo thương mại toàn cầu về hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng 2,5% vào năm 2024 và 3,4% vào năm 2025. Thứ hai, các dấu hiệu tích cực của FDI vào Việt Nam được kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động thương mại. Ngoài ra, các cải cách gần đây về chính sách thương mại và hải quan đã nâng cao hiệu quả quản lý xuất nhập khẩu, đơn giản hóa các quy trình hành chính và giảm chi phí cũng như thời gian cho các doanh nghiệp.  

Tuy nhiên, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024 phải đối mặt với nhiều thách thức như: xung đột địa chính trị có thể dẫn đến tăng đột biến chi phí vận chuyển; sự cạnh tranh gia tăng tạo ra bởi các quốc gia xuất khẩu đối thủ như Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan; mức lãi suất cao kéo dài của Mỹ đang tác động tiêu cực đến nền kinh tế của các quốc gia đối tác của Việt Nam, dẫn đến sự sụt giảm nhu cầu thị trường. 

Thêm vào đó, nền kinh tế Việt Nam có độ mở cao nên chịu tác động lớn từ diễn biến quốc tế, sẽ kéo theo những khó khăn cho những ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, gỗ, điện tử. 

Có thể bạn quan tâm 

Mặt bằng bán lẻ chạm đỉnh


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới