Hủy
Kinh Doanh

Kinh tế Việt Nam 2020 – 2030: Suy thoái hay hưng thịnh?

Trang Lê Thứ Ba | 05/11/2019 09:48

Ảnh: Trang Lê

 
 
Hôm nay, Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư tổ chức Hội nghị Đầu tư 2019 với nội dung “Kinh tế Việt Nam 2020 – 2030: Suy thoái hay hưng thịnh?”.

Hội nghị lần này tập hợp các thảo luận và dự báo về tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong giai đoạn năm 2020 - 2030, đặc biệt là những tác động đến thị trường đầu tư tài chính, chứng khoán, bất động sản... Hội nghị còn đưa ra kịch bản tăng trưởng then chốt, giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có những quyết sách cho sự phát triển bền vững ở giai đoạn thiếp theo.

Bên cạnh những chia sẻ của các chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp và các định chế tài chính uy tín trong Hội nghị sẽ góp phần hiểu rõ xu thế, năng lực vận hành của nền kinh tế trong thời kỳ kinh tế trong một thập niên tới. Từ đó, các doanh nghiệp sẽ có định hướng tốt hơn trong quyết định chiến lược kinh doanh, tối ưu hóa lợi nhuận và góp phần xây dựng kinh tế quốc gia vững mạnh. 

Hội nghị đã tiếp đón gần 300 khách tham dự là các doanh nhân, các vị lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Hội nghị còn có sự xuất hiện của các chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp, định chế tài chính uy tín như:

Tiến sĩ Võ Trí Thành, Nguyên Phó Viện Trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương. Ông Michael Paul Piro, Giám đốc Điều hành, Indochina Capital Corporation. Ông Nguyễn Thái Phiên, Giám đốc Cấp cao Khối Tài chính Doanh nghiệp, Tập đoàn Novaland. Ông Nguyễn Hiếu , Tổng Giám đốc, Công ty Chứng khoán Rồng Việt. Bà Stephanie Betant, Giám đốc Toàn quốc Khối Dịch vụ Tài chính Doanh nghiệp, HSBC Việt Nam

Tiên phong trong những xu hướng và giải pháp kinh doanh, Hội nghị Đầu tư cũng đưa ra những dự báo đặc biệt về kinh tế, kinh doanh qua các năm. Tại Hội nghị năm nay, Tiến sĩ Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện Trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương, dẫn chứng mục tiêu của Việt Nam trong 10 năm tới sẽ tăng trưởng kinh tế đến năm 2030 tối thiểu trung bình 7,5%/năm. Dù còn nhiều thách thức trong giai đoạn mới nhưng nền kinh tế Việt Nam được dự báo trong những năm tới sẽ trở thành thị trường hấp dẫn thu hút đầu tư, đa dạng hóa các lĩnh vực tiềm năng như: hỗ trợ tiêu dùng (phân phối bán lẻ; du lịch,...); hỗ trợ mạng sản xuất, chuỗi giá trị (dịch vụ hỗ trợ công nghiệp, logistics...); lĩnh vực mới nổi (kinh tế xanh, kinh tế đa nền tảng, e-commerce, fintech,…).

Cũng trong Hội nghị, ông Michael Paul Piro, Giám đốc Điều hành Indochina Capital, đã chỉ ra những tiềm năng phát triển bất động sản trong những năm tới tập trung vào phân khúc thị trường nghỉ dưỡng, nhà ở cao cấp, thị trường công nghiệp và hậu cần do sự phát triển của cơ sở hạ tầng và hàng không giá rẻ cũng như sức hút của nhà đầu tư nước ngoài. FDI tăng trưởng cùng với doanh số bán lẻ trở thành yếu tố chính thúc đẩy sự phát triển của hạ tầng logistic hiện đại, trung bình 20% mỗi năm trong 5 năm gần đây…


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới