Hủy
Kinh Doanh

Mỹ vẫn đứng đầu trong top 10 nước dự trữ vàng nhiều nhất thế giới 2014

Thứ Ba | 19/08/2014 15:17

 
 
Theo báo cáo mới nhất của WGC, tính đến tháng 8/2014, dự trữ vàng chính thức toàn cầu đạt 31.812 tấn.

Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho biết, các ngân hàng trung ương quý II/2014 mua vào 118 tấn vàng, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tháng 5/2014, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và ngân hàng trung ương các nước châu Âu khác đã ký Thỏa thuận Vàng Ngân hàng trung ương lần thứ 4 (CBGA4).

Dưới đây là danh sách 10 nước có dự trữ vàng nhiều nhất thế giới.

1. Mỹ

Gafin

Dự trữ vàng chính thức: 8,133,5 tấn

Tỷ lệ dự trữ vàng trong dự trữ ngoại hối: 71,9%

Dự trữ vàng của Mỹ đạt kỷ lục vào năm 1952 khi đạt 20.663 tấn. Dự trữ vàng của nước này lần đầu giảm xuống dưới ngưỡng 10.000 tấn vào năm 1968.

2. Đức

Gafin

Dự trữ vàng chính thức: 3,384,2 tấn

Tỷ lệ dự trữ vàng trong dự trữ ngoại hối: 68,4%

Đức đã giảm lượng vàng nắm giữ vào tháng 10/2013. Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) dự định bán 6-7 tấn vàng mỗi năm cho Bộ Tài chính nước này. Đức đã bán vàng theo các thỏa thuận CBGA 1 và 2 nhằm mục đích đúc tiền xu vàng kỷ niệm. Trong năm đầu tiên của CBGA 3 (2008-2009), Bundesbank đã bán khoảng 6 tấn vàng. Từ 7/9/2011 đến nay, Bundesbank bán ra 4,7 tấn vàng.

3. Italia

Gafin

Dự trữ vàng chính thức: 2.451,8 tấn

Tỷ lệ dự trữ vàng trong dự trữ ngoại hối: 67%

Italia không bán vàng theo CGBA 1 và 2 và thông báo không bán vàng theo CBGA3. Tuy nhiên, vào năm 2011, các ngân hàng của Italy đã mua vàng từ Ngân hàng Trung ương nước này để cải thiện bảng cân đối kế toán trước các cuộc kiểm tra năng lực tài chính.

4. Pháp

Gafin

Dự trữ vàng chính thức: 2.435,4 tấn

Tỷ lệ dự trữ vàng trong dự trữ ngoại hối: 65,1%

Pháp đã bán ra 572 tấn vàng theo CBGA 2, và bên ngoài thỏa thuận này, Pháp đã chuyển nhượng 17 tấn vàng cho Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) vào cuối năm 2014 để mua cổ phần của BIS. Pháp tuyên bố không bán vàng theo CBGA3.

5. Nga

Gafin

Dự trữ vàng chính thức: 1.094,7 tấn

Tỷ lệ dự trữ vàng trong dự trữ ngoại hối: 9,7%

Nga đã tăng lượng vàng nắm giữ từ tháng 2/2014 và vượt qua cả Thụy Sĩ và Trung Quốc. Tháng 8/2014, ngân hàng trung ương Nga quyết định mua thêm vàng do hậu quả của đòn trừng phạt kinh tế của phương Tây.

Lượng vàng nắm giữ của Ngân hàng trung ương Nga vượt mốc 1.000 tấn lần đầu tiên vào quý II/2013.

6. Trung Quốc

Gafin

Dự trữ vàng chính thức: 1.054 tấn

Tỷ lệ dự trữ vàng trong dự trữ ngoại hối: 1,1%

Trung Quốc đã vượt qua Ấn Độ để trở thành nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới vào năm 2013. Vàng vẫn chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong dự trữ ngoại hối 3,7 nghìn tỷ USD, so với 10% tỷ trọng trung bình của thế giới. Việc tăng dự trữ vàng đóng vai trò quan trọng khi Trung Quốc đang nỗ lực quốc tế hóa đồng nhân dân tệ, với hy vọng biến đồng tiền này trở thành một đồng tiền dự trữ, theo Financial Times.

7. Thụy Sĩ

Gafin

Dự trữ vàng chính thức: 1.040 tấn

Tỷ lệ dự trữ vàng trong dự trữ ngoại hối: 8%

Theo WGC, năm 1997, đã xuất hiện đề xuất kế hoạch bán một phần dự trữ vàng quốc gia vì khi đó, vàng không còn được xem là “cần thiết cho mục đích chính sách tiền tệ” của nước này. Tháng 5/2000, Thụy Sỹ bắt đầu bán ra 1.300 tấn vàng – được coi là lượng vàng dư thừa. Đã có 1.170 tấn vàng được bán ra theo CBGA1, và 130 tấn bán ra theo CBGA2, trong khi đó Thụy Sĩ tuyên bố không bán vàng ra theo CBGA3.

8. Nhật Bản

Gafin

Dự trữ vàng chính thức: 765,2 tấn

Tỷ lệ dự trữ vàng trong dự trữ ngoại hối: 2,5%

Dự trữ vàng của Nhật Bản năm 1950 chỉ đạt 6 tấn. Năm 1959 dự trữ vàng của Nhật Bản ghi nhận mức tăng mạnh khi lượng vàng mua vào của Ngân hàng Trung ương nước này tăng 169 tấn so với năm 1958.

Năm 2011, Ngân hàng Nhật Bản bán vàng để bơm 20 nghìn tỷ Yên vào nền kinh tế sau thảm họa kép sóng thần-hạt nhân.

9. Hà Lan

Gafin

Dự trữ vàng chính thức: 612,5 tấn

Tỷ lệ dự trữ vàng trong dự trữ ngoại hối: 54,3%

Một phần lớn dự trữ vàng của Hà Lan được cất giữ tại Mỹ, một phần nằm ở Canada và Anh. Khoảng 10% dự trữ vàng của Hà Lan được cho là cất giữ ở Amsterdam. Đầu năm nay, Hà Lan đã có ý định đưa dự trữ vàng đang nằm ở nước ngoài về nước.

10. Ấn Độ

Gafin

Dự trữ vàng chính thức: 557,7 tấn

Tỷ lệ dự trữ vàng trong dự trữ ngoại hối: 7,3%

Nhập khẩu vàng của Ấn Độ được dự đoán giảm năm thứ 3 liên tiếp trong khi ngân hàng trung ương nước này tiếp tục giám sát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu vàng. Chính phủ Ấn Độ đang nỗ lực kiềm chế người dân mua vàng. Nhập khẩu vàng được cho là nguyên nhân gây ra thâm hụt tài khoản vãng lai.

Nguồn Theo DVO/BusinessInsider


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới